Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.
Mục lục
Thanh Ngân chăm chút từng chi tiết nhỏ trong đơn xin việc - Ảnh: AN VI
Ngược lại, cũng có không ít bạn trẻ sớm tìm được chỗ làm ngay sau khi ra trường, thậm chí "đặt được chỗ" từ trước. Vì sao? Người trong cuộc và giới sử dụng lao động nói gì?
Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Ngân, vừa bước qua tuổi 23 ở TP.HCM và cũng vừa cầm được tấm bằng cử nhân loại giỏi ngành marketing
Trước khi tìm được việc hiện tại, Tiến từng trầy trật các vòng phỏng vấn xin việc - Ảnh: NGỌC SANG
Vừa tốt nghiệp kỹ sư ngành kỹ thuật điện - điện tử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có cái tên Đỗ Duy Tiến, tôi háo hức lao vào tìm việc. Từ các công ty lớn cho đến các doanh nghiệp vừa, miễn là đúng chuyên ngành điện tôi đều gửi hồ sơ qua mail và chờ đợi phản hồi.
Tôi dành ra nhiều ngày để chăm chút từng chi tiết trong bản CV, chỉnh sửa tới lui sao cho hoàn hảo nhất. Cẩn thận tìm hiểu thông tin về công ty sắp ứng tuyển, đọc kỹ các yêu cầu tuyển dụng và chuẩn bị trước những câu trả lời cho các tình huống phỏng vấn thường gặp.
Nhiều hôm tôi còn đứng trước gương tự luyện tập, điều chỉnh cách nói, nét mặt, ánh mắt, tất cả chỉ để tạo ấn tượng tốt nhất khi bước vào vòng phỏng vấn.
Lần đầu đi phỏng vấn tôi hồi hộp lắm, cả đêm trằn trọc không ngủ được. Sáng hôm sau dậy từ rất sớm để chuẩn bị tóc tai, quần áo phải thật gọn gàng, lịch sự. Vậy mà khi bước vào phỏng vấn thì lại ấp úng, lúng túng dù ở nhà đã chuẩn bị tâm lý kỹ càng.
Thất bại ở lần đầu tiên khiến tôi nhận ra mình cần rèn luyện nhiều hơn. Từ đó tôi bắt đầu dành thêm thời gian đứng trước gương mỗi ngày, tập nói thật trôi chảy, tự tin, sẵn sàng cho những cơ hội tiếp theo.
Nhưng tự tin thôi vẫn chưa đủ. Có những buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, tôi ra về với tâm thế "chắc cú" là mình đã nắm được cơ hội. Thế nhưng vài ngày sau, tôi lại nhận được email phản hồi với nội dung quen thuộc: từ chối vì thiếu kinh nghiệm thực tế. Lúc đó tôi cũng buồn một chút vì thấy mình đã thể hiện ổn rồi mà sao vẫn trượt.
Có nhiều đại diện công ty đánh giá tôi rất cao, họ khen tôi có kiến thức, thái độ tốt nhưng cuối cùng vẫn từ chối, vì tôi chưa phù hợp với những tiêu chí tuyển dụng của họ. Tiêu chí họ đưa ra là phải có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điện.
Sau nhiều lần gõ cửa các doanh nghiệp nhưng đều bị từ chối vì thiếu kinh nghiệm, tôi quyết định chuyển hướng, tìm đến những công ty không đặt nặng yếu tố này. Tôi thấy kiến thức học ở trường chỉ là cái gốc, tầm 2-3 điểm thôi, còn khi đi làm thực tế thì độ khó phải tới 9-10 điểm nên vẫn phải cố gắng học hỏi thêm.
Có lần người phỏng vấn đưa ra một tình huống cụ thể như: "Giả sử đây là công trình điện đang thi công dở dang, em sẽ tiếp nhận và xử lý ra sao? Em có biết cách triển khai công việc không?". Tôi phải trả lời sao cho thuyết phục, thể hiện được tư duy và thái độ chủ động, cần biết lựa lời đúng và chứng minh được là tôi có thể làm được việc.
Ngày trước tôi nghĩ chỉ cần CV đẹp, trả lời hay là có việc, nhưng sau này tôi nhận ra điều nhà tuyển dụng cần nhất lại là kinh nghiệm, sự từng trải.
Tôi đang cố gắng từng ngày để có được điều đó, dù bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Có những lúc tôi nản lòng, hoài nghi về năng lực bản thân, muốn bỏ cuộc. Nhưng tôi nghĩ lại nếu mình không bước tiếp thì mãi mãi không trưởng thành được.
Bằng giỏi không còn là "tấm vé thông hành"
Anh Nguyễn Hoàng Hiệp, nguyên trưởng phòng nhân sự Lazada, chia sẻ thẳng thắn:
"Tấm bằng giỏi không còn là "giấy thông hành" đủ mạnh như trước đây. Chúng tôi đã từng nhận được rất nhiều hồ sơ với bảng điểm xuất sắc nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng".
Theo anh Hiệp, doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến trải nghiệm thực tế và khả năng thích ứng hơn là thành tích học đường. Những ứng viên không có kinh nghiệm thực tập, không từng tham gia dự án thực tế hoặc thể hiện mục tiêu nghề nghiệp mơ hồ thường bị đánh giá thấp dù bảng điểm rất đẹp.
Ngoài ra, anh Hiệp cho biết thêm cách trình bày CV cũng là điểm trừ lớn. Không ít bạn trẻ gửi đi những bản hồ sơ sơ sài, thiếu cá tính và không thể hiện được sự hiểu biết về công ty hay vị trí ứng tuyển. Trong khi đó nhiều ứng viên có bằng cấp trung bình khá lại biết cách làm nổi bật bản thân và chứng minh được sự phù hợp thực tế, từ đó có cơ hội cao hơn.
"Bằng giỏi là một lợi thế nhưng không thay thế được sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thái độ cầu tiến và tinh thần làm được việc", anh Hiệp khẳng định.
---------------------------------
Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ tốt nghiệp mới tìm việc. Họ chủ động nắm bắt cơ hội từ sớm, vừa học vừa làm...
Kỳ tới: Bí quyết ra trường sớm có việc: lăn lộn từ sớm?
Bị đánh rớt khi xin việc vì... quá giỏi
Không hẳn cứ là người tài sẽ được trọng dụng, tìm việc dễ. Thực tế cho thấy có nhiều ứng viên 'nặng ký' khi từng làm qua cấp quản lý, đầy bản lĩnh, giỏi giang đi tìm việc… nhưng vẫn bị đánh rớt.
Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.
Trường Quản trị và Kinh doanh tiền thân là khoa quản trị và kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, ra đời năm 1995, là mô hình đại học công lập tự chủ đầu tiên của Việt Nam.
30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của quan hệ Việt - Mỹ. Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành chỉ thị về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Các chuyên gia nói gì?
Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.