Miễn, giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn

Admin

TPO - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương), việc Luật Công đoàn tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2% là cơ sở quan trọng để có được nguồn lực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Sáng 27/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương). Ảnh: Như Ý

Luật Công đoàn vẫn sẽ duy trì kinh phí công đoàn 2%. Điều này sẽ giúp tổ chức công đoàn ra sao trong công tác chăm lo cho người lao động, nhất là trong bối cảnh mới, có sự cạnh tranh của tổ chức của người lao động.

Trước tiên, phải khẳng định rằng, dự thảo Luật Công đoàn vẫn sẽ duy trì kinh phí công đoàn 2% là cơ sở quan trọng để tổ chức công đoàn có được nguồn lực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Phù hợp với Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh: “Duy trì các nguồn lực hiện có; thu kinh phí công đoàn và khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”.

Thứ hai, việc tiếp tục duy trì kinh phí công đoàn 2% là cơ sở pháp lý vững chắc, thuận lợi cho đa số doanh nghiệp thực hiện, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đáp ứng được nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, tạo được sự đồng thuận của xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Luật bổ sung thêm quy định mới được xem xét miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng phí công đoàn trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn. Điều này sẽ giúp chia sẻ, tháo gỡ khó khăn của người lao động trong các doanh nghiệp gặp khó khăn như nào?

Dự thảo Luật quy định bổ sung mới thêm việc miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng phí Công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Miễn, giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn ảnh 2

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: Như Ý

Cụ thể: Quy định trên giúp chia sẻ, giảm bớt áp lực về tài chính lúc doanh nghiệp gặp khó khăn, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh;

Duy trì việc làm và hạn chế giảm thu nhập cho người lao động, nhất là có điều kiện và kịp thời chi trả lương, phúc lợi hoặc hỗ trợ người lao động trong thời gian khó khăn.

Quyền lợi của đoàn viên, người lao động liên quan đến các hoạt động Công đoàn chăm lo, đại diện, bảo vệ vẫn được đảm bảo. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong chính sách, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa không làm mất đi quyền lợi của người lao động.

Ngoài ra, quy định miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng phí công đoàn trên cũng khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và ổn định quan hệ lao động, khi có sự đồng hành kịp thời giữa nhà nước công đoàn và doanh nghiệp, góp phần củng cố niềm tin giữa doanh nghiệp và người lao động, tạo môi trường, quan hệ lao động ổn định và hài hòa.

Tạo động lực cho doanh nghiệp và người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế khi doanh nghiệp ổn định sản xuất và duy trì việc làm.

Tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, việc miễn, giảm, tạm dừng kinh phí công đoàn có tác động trực tiếp đến việc cân đối nguồn tài chính công đoàn, bảo đảm nguồn lực cần thiết của toàn hệ thống công đoàn, phân phối kinh phí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu, để bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động thực tiễn của Công đoàn và đề xuất của cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, thể hiện thống nhất về đối tượng được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn, bổ sung quy định “Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” khi quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn tại Điều 30 của dự thảo Luật.

Tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%, bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội
Quy định quyền giám sát của công đoàn là cần thiết
Vì sao không quy định phân chia kinh phí công đoàn 2% trong luật?
Vì sao không quy định phân chia kinh phí công đoàn 2% trong luật?