Một phần ba người Việt Nam có nguy cơ bị đột quỵ

Admin

Tỉ lệ có nguy cơ đột quỵ ở Việt Nam là rất cao, 70% số ca đột quỵ liên quan đến huyết áp, lối sống và ô nhiễm không khí. Đây cũng đang là những nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này…

Một phần ba người Việt Nam có nguy cơ bị đột quỵ - Ảnh 1.

Các chuyên gia y tế cảnh báo về nguy cơ bị đột quỵ rất cao và ngày càng trẻ hóa ở Việt Nam - Ảnh: MINH THÀNH

Những thông tin cập nhật về

PGS.TS Mai Duy Tôn, giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai (bên phải) và GS.TS Bùi Đức Phú, Bệnh viện Vinmec tại phiên họp

PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang - phó viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai - cũng chia sẻ thông tin: "Ô nhiễm không khí là nguyên nhân quan trọng, gây ra tăng huyết áp, một nửa biến chứng tim mạch ở Việt Nam là đột quỵ. Ông cho rằng các yếu tố như ô nhiễm không khí, tỉ lệ hút thuốc cao và chế độ ăn uống chưa lành mạnh là những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ đột quỵ cao ở Việt Nam.

Giáo sư Valery Feigin nêu rõ: "Đột quỵ ở Việt Nam là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Gánh nặng đột quỵ ở Việt Nam, đặc biệt là người trẻ tuổi, đang tăng rất nhanh. Nguyên nhân chính là huyết áp cao, lối sống không lành mạnh, đặc biệt thói quen hút thuốc, thiếu hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh như sử dụng quá nhiều rượu bia và một số nguyên nhân khác từ rối loạn nhịp tim".

"Để kiểm soát những vấn đề này, mọi người cần nhận thức được nguy cơ đột quỵ và những yếu tố rủi ro cần đặc biệt kiểm soát. Đáng tiếc là hầu hết mọi người không nhận thức được nguy cơ của bệnh. Các yếu tố rủi ro đột quỵ ở mỗi người trẻ tuổi lại khác nhau. Vì vậy, mọi người cần nhận thức được các yếu tố rủi ro của mình và cách kiểm soát chúng hiệu quả" - ông nhấn mạnh.

Thay đổi lối sống là giải pháp tốt nhất phòng ngừa đột quỵ

Trong phần thảo luận, các chuyên gia đã tập trung vào câu hỏi làm thế nào để cải thiện hệ thống y tế tại Việt Nam.

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn chia sẻ kế hoạch đưa ra các phương pháp giảm tỉ lệ đột quỵ tại Việt Nam trong năm năm tới, bao gồm nâng cao nhận thức cộng đồng, cải tiến phác đồ điều trị và tăng cường phối hợp giữa các chuyên ngành.

"Trong thời gian tới cần có kế hoạch mạnh hơn, tập trung vào phòng ngừa trước, đưa phương pháp mới vào điều trị ở bệnh viện. Chúng tôi sẽ trình bày kế hoạch 10 phương pháp giảm tỉ lệ đột quỵ trong thời gian tới với Bộ Y tế" - ông Mai Duy Tôn cho biết. Các chuyên gia thống nhất rằng, dù có nhiều giải pháp khoa học tiên tiến, điều quan trọng là sớm đưa vào thực tế.

Chia sẻ rõ hơn về phương pháp mới trong điều trị tăng huyết áp, giáo sư Alta Schutte cho hay gần đây, các nhà khoa học đã đưa ra một số công nghệ ấn tượng trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ.

Giáo sư Schutte còn nhấn mạnh các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp phòng và điều trị đột quỵ. Đây cũng có thể trở thành giải pháp để tất cả mọi người, bao gồm những người có thu nhập vừa và thấp tiếp cận thông tin, nâng cao ý thức và được chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Ngoài ra, phương pháp thay thế muối ăn, thay thế 26% natri bằng kali trong muối ăn giúp giảm nguy cơ tim mạch và tử vong. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi có tiền sử đột quỵ.

"Đã có những giải pháp hiệu quả, điều quan trọng là hành động ngay để giảm tỉ lệ tử vong do huyết áp không kiểm soát", giáo sư Schutte nhấn mạnh.

Một phần ba người Việt Nam có nguy cơ bị đột quỵ - Ảnh 4.

Giáo sư Feigin nhấn mạnh: Chiến lược tốt nhất là phòng ngừa đột quỵ là thay đổi lối sống" - Ảnh: MINH THÀNH

Chia sẻ giải pháp từ New Zealand, giáo sư Valery Feigin cho biết New Zealand phát triển phần mềm có thể tính toán nguy cơ đột quỵ, tăng nhận thức và thay đổi hành vi người bệnh. Đó là ứng dụng Stroke Riskometer - công cụ giúp người dùng đánh giá nguy cơ đột quỵ cá nhân dựa trên các yếu tố như huyết áp, hành vi và môi trường sống.

Thử nghiệm lâm sàng tại New Zealand đã chứng minh hiệu quả của công cụ này trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. Sau 6-9 tháng áp dụng cùng với việc thay đổi lối sống, tỉ lệ mắc mới đột quỵ trong cộng đồng giảm từ 40%-50%.

Từ góc độ thực tế, PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Quang nhấn mạnh đến nhận thức và ý thức của người bệnh.

"Bệnh tim mạch thì mức độ tuân thủ của người bệnh quan trọng, cần triển khai chương trình hỗ trợ người bệnh, nếu bệnh nhân tuân thủ chế độ kiểm soát huyết áp thì họ có thể chủ động đo huyết áp cho bản thân, khi ổn hơn thì họ lại bỏ đo huyết áp và uống thuốc. Cần tuyên truyền sâu rộng hơn cho người bệnh về trách nhiệm và khả năng tài chính để theo đuổi phác đồ điều trị" - ông đề xuất.

Tương tự, giáo sư Valery Feigin cũng cho rằng 30-40% bệnh nhân đột quỵ có nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt như ăn nhiều muối, hút thuốc, hơn 40% nam giới Việt Nam nghiện thuốc), các yếu tố nguy cơ này rất quan trọng.

Giáo sư Feigin nhấn mạnh: "Chiến lược tốt nhất là phòng ngừa đột quỵ là thông qua thay đổi lối sống".

"Điều này cực kỳ quan trọng. Nhận thức về đột quỵ và các yếu tố nguy cơ là bước đầu tiên. Mọi người cần biết rằng nguy cơ đột quỵ là có thật. Nó không phải là điều chỉ xảy ra với người khác. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Biết được nguy cơ của mình là bước đầu tiên, biết được các yếu tố nguy cơ mà mình có thể gặp phải là bước thứ hai và biết cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ, đó là bước thứ ba" - ông nêu cụ thể.

Một phần ba người Việt Nam có nguy cơ bị đột quỵ - Ảnh 5.Khoảng 200.000 người đột quỵ mỗi năm, tăng nhiều ở người trẻ

Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm và có xu hướng tăng ở người trẻ. Riêng Bệnh viện Thống Nhất, số bệnh nhân đột quỵ tăng nhiều và mặt bệnh đa dạng hơn.