Ngành công nghiệp của Hà Tĩnh gặp khó

Admin

Ngành công nghiệp tại Hà Tĩnh gặp thách thức khi sản phẩm mới pack pin còn phụ thuộc vào thị trường, nhà máy thép Formosa gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu thép ra thị trường ngoài nước...

Chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung 10 tháng năm 2024 giảm 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 32,42% (đóng góp 0,39 điểm vào mức tăng chung toàn ngành); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,25% làm giảm 4,26 điểm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 16,96% đóng góp 2,2 điểm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,71% đóng góp 0,28 điểm vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh.

Nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số sản xuất công nghiệp giảm là do chịu ảnh hưởng lớn nhất từ ngành sản xuất kim loại sụt giảm dẫn đến tăng trưởng ngành chế biến chế tạo, cũng như toàn ngành công nghiệp chưa đạt như kỳ vọng. Cùng với đó là ngành sản xuất và phân phối điện cũng chững lại khi mà tổ máy số 2 của nhà máy nhiệt nhiệt điện 1 trong tháng 8 và tháng 9/2024 đang tạm ngừng để bảo dưỡng.

Ngành công nghiệp tại Hà Tĩnh vẫn còn những khó khăn, thách thức như: Sản phẩm mới pack pin còn phụ thuộc vào thị trường; nhà máy thép Formosa gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu thép ra thị trường ngoài nước.

Do đó, áp lực để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm với tỉnh này là rất khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Một số sản phẩm công nghiệp 10 tháng năm 2024 của Hà Tĩnh tăng so với năm trước: Quặng inmenit và tinh quặng inmenit tăng 100,63%; đá xây dựng khác tăng 31,07%; vỏ bào, dăm gỗ tăng 20,82%; bia đóng lon tăng 19,86%; điện sản xuất tăng 16,3%; bê tông trộn sẵn tăng 14,03%; ...

Một số sản phẩm công nghiệp 10 tháng năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước: Mực đông lạnh giảm 80,11%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 25,06%; sản xuất dược phẩm giảm 8,87%; thép không gỉ ở dạng bán thành phẩm giảm 8,55%; chè (trà) nguyên chất, chè (trà) xanh, chè (trà) đen) giảm 3,2% và sản xuất sợi giảm 1,34%.

Dự ước vốn đầu tư thực hiện tại tỉnh này thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 10 tháng năm 2024 ước đạt hơn 4.864 tỷ đồng, đạt 71,35% kế hoạch năm, tăng 13,05% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 3.401,37 tỷ đồng, đạt 67,53% kế hoạch vốn, tăng 4,9% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 1.122,72 tỷ đồng, đạt 80,58% kế hoạch vốn, tăng 51,75% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 340,30 tỷ đồng, đạt 87,68% kế hoạch vốn, tăng 6,17% so với cùng kỳ.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tăng trưởng khá ổn định. Thị trường hàng hoá, dịch vụ càng về cuối năm càng sôi động, do từ đầu năm 2024 tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình bình ổn thị trường, tổ chức kết nối doanh nghiệp phân phối của tỉnh với nguồn hàng tại các địa phương nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Dự báo trong thời gian tới, ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế tỉnh nhà.

Tháng 10/2024, doanh thu bán lẻ của Hà Tĩnh ước đạt hơn 5.892 tỷ đồng, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, doanh thu bán lẻ của Hà Tĩnh ước đạt hơn 57.404 tỷ đồng, tăng 18,47% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo về cuối năm, thị trường bán lẻ của Hà Tĩnh càng sôi động, mặc dù đang trong tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, giá cả các loại hàng hoá đều có biến động tăng nhưng nhu cầu người dân vẫn ưu tiên tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu cho nên doanh thu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, đồ dùng gia đình… chiếm tỷ trọng doanh thu lớn trong tổng mức và tăng trưởng khá ổn định tiếp tục.

Doanh thu dịch vụ l­ưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tháng 10/2024 của Hà Tĩnh ước đạt hơn 798 tỷ đồng, tăng 15,29% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt hơn 7.120 tỷ đồng, tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu các dịch vụ khác của Hà Tĩnh tháng 10 ước đạt 384,44 tỷ đồng, tăng 7,48% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024 của tỉnh này doanh thu dịch vụ khác ước đạt 3.792,61 tỷ đồng, tăng 7,50% so với cùng kỳ năm trước, trong 6 nhóm hàng dịch vụ khác chỉ có nhóm hàng bất động sản là tăng trưởng âm, còn lại 5 nhóm hàng đều có tăng trưởng dương.

Cụ thể: Nhóm kinh doanh bất động sản giảm 11,06% do một phần tiền đang được “ngâm” trong lĩnh vực chứng khoán và vàng; hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 3,86% do ngành cho thuê máy móc, thiết bị…