Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.
Mục lục
Hình ảnh ám ảnh một thời: một số khu vực ở Giảng Võ, Hà Nội bị cách ly vì phát hiện ca COVID-19 tháng 7-2021- Ảnh: NAM TRẦN
Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, COVID-19 đã được coi là bệnh lưu hành, được xếp vào COVID-19 bùng phát trở lại: Sao nỡ quên 'Hiệp ước hòa bình Nhâm Dần'?COVID-19 tái bùng phát tại Hong Kong, Trung Quốc, SingaporeCOVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn
Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế, người mắc COVID-19 khi điều trị ngoại trú phải đeo khẩu trang, nên tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú, cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hằng ngày và khi dây bẩn; giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.
COVID-19 đã là bệnh lưu hành
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết hiện nay COVID-19 là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bệnh không mất đi, vì vậy sẽ có lúc tăng lúc giảm số ca mắc, thậm chí có tính chất chu kỳ như cúm.
Một bác sĩ đang công tác tại bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội cũng cho hay thời gian gần đây bệnh viện có tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân có biểu hiện nhẹ, chủ yếu thuộc nhóm bệnh nhân có bệnh nền cần theo dõi. Các ca mắc COVID-19 được xử lý như những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác.
"Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Đồng thời thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay", vị này khuyến cáo.
Ông Phu cũng cho rằng người dân không quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. "Chúng ta không thể loại trừ khả năng COVID-19 có diễn biến bất ngờ. Vì thế các cơ sở y tế cần có sự chuẩn bị để nếu không may có bất ngờ thì chúng ta có đủ giường bệnh, cơ sở cách ly để dịch không bùng phát mạnh, không nhiễm khuẩn chéo dẫn đến tử vong như trước đây", ông Phu nhấn mạnh.
Người dân không nên quá lo lắng về các ca COVID-19 hiện nay. COVID-19 vẫn tồn tại trong cộng đồng với các ca bệnh rải rác, nhưng chưa ghi nhận trường hợp nặng hay tử vong. Biến thể đang lưu hành vẫn là chủng nhẹ của Omicron. Dù vậy nhóm nguy cơ cao như người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai... khi mắc bệnh vẫn có thể chuyển nặng, phải nhập viện.
PGS TRẦN ĐẮC PHU
Châu Á: ca nhiễm tăng, không nghiêm trọng
Số ca mắc COVID-19 tăng liên tục trong 11 tuần liên tiếp ở Thái Lan - Ảnh: THAIRATH
Theo báo Economic Times, những dữ liệu mới nhất cho thấy COVID-19 đang hoạt động mạnh trở lại tại nhiều nước châu Á, bất chấp đây là giai đoạn mà các bệnh đường hô hấp thường có xu hướng chững lại.
Tại các đô thị lớn như Hong Kong và Singapore, cơ quan y tế đã nâng mức cảnh báo sau khi số ca mắc COVID-19 tăng đột biến. Trung Quốc và Thái Lan cũng đang đối mặt với các đợt bùng phát mới, buộc chính quyền phải thúc đẩy khuyến cáo y tế cộng đồng, kêu gọi người dân tiêm các mũi vắc xin tăng cường.
Ông Albert Au, người đứng đầu chi nhánh về bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe của Hong Kong, cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 5, đặc khu hành chính này ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong, cao nhất trong vòng 1 năm qua.
Tại Singapore, Bộ Y tế báo cáo khoảng 14.200 ca mắc mới trong cùng thời điểm, tăng 28% so với tuần trước đó. Đáng chú ý, Singapore chỉ công bố số liệu COVID-19 khi xuất hiện đợt dịch đáng lo ngại.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cũng cho biết số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5.
Tại Thái Lan, số ca nhiễm tăng vọt sau lễ hội té nước Songkran vào giữa tháng 4. Theo thống kê của các quan chức Thái Lan, quốc gia này ghi nhận 33.030 ca mắc mới, 2 ca tử vong từ ngày 11 đến 17-5. Các chuyên gia y tế nhận định việc tụ tập hàng ngàn người trong dịp này là yếu tố chính dẫn đến sự lây lan mạnh của vi rút.
Hiện các nhà chức trách Thái Lan và Ấn Độ tích cực khuyến khích người dân tiêm đủ các mũi vắc xin cần thiết và các mũi tăng cường, nhất là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Giáo sư Yong Poovorawan - chuyên gia vi rút học tại Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thái Lan - nói rằng COVID-19 hiện đã trở thành bệnh theo mùa, các trường hợp nhiễm COVID-19 cũng không nghiêm trọng do hầu hết người dân đã có kháng thể từ tiêm chủng hoặc do các lần mắc trước.
Lý do khiến dịch bệnh ở Thái Lan lây lan nhanh chóng do phần lớn các ca COVID-19 đều mắc biến thể JN.1, phát triển từ biến chủng Omicron.
Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?
Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?
TPO - Đỉnh điểm của đợt mưa lớn ở miền Bắc sẽ bắt đầu từ đêm 22/5, kéo dài đến đêm 23/5 với cường độ mưa phổ biến từ 60-120mm, có nơi trên 180mm. Sang ngày 24/5, mưa tiếp tục nhưng giảm về cường độ. Tại Bắc Trung Bộ, mưa lớn đỉnh điểm bắt đầu từ khoảng chiều tối 23/5, kéo dài đến đêm 24/5.
TPO - Dior tiếp tục xóa/tạm ẩn hình ảnh của Friend of House tại Việt Nam, sau thông tin Miss Grand International 2021 Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa dối khách hàng".
TPO - Lê Minh Tài đặt mua ma túy qua mạng xã hội của 1 đối tượng chưa rõ nhân thân và cân tiểu ly, dụng cụ sử dụng ma túy cất giấu tại nhà để sử dụng dần.
TPO - 7 cá thể hổ Đông Dương quý hiếm và một số cá thể động vật hoang dã khác đang được nuôi cứu hộ, bảo tồn tại Khu cứu hộ động vật hoang dã thuộc Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng vừa được các chuyên gia khám sức khoẻ và tiêm phòng vắc xin định kỳ.
TPO - “Chúng tôi kỳ vọng quỹ này sẽ hỗ trợ một phần cho thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp, người trẻ”, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ.
TPO - Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Đắk Lắk cảm động khi được lực lượng công an trao các mô hình sinh kế, giúp họ có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên.
TP - Từ lâu, để có thể tham gia phương thức xét tuyển riêng (những phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT), nhiều trường yêu cầu thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển. Cùng với lệ phí khi thí sinh đăng kí nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ, một phương thức tuyển sinh, thí sinh phải đóng phí 2 lần.
TPO - Nhiều quầy hàng ở chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội đóng cửa trùng thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra. Cơ quan thuế cho biết, hiện nhiều hộ kinh doanh, hộ có thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản tại Ninh Hiệp chưa kê khai thuế.