Nhà ông bà không có WiFi, con không thích về quê ăn Tết

Admin

"Vé máy bay tôi đã mua rồi, chỉ còn một ngày nữa là bay về quê. Nhưng đến hôm nay mà hai con gái của tôi vẫn giữ nguyên ý định không về quê ăn Tết".

Nhà ông bà không có WiFi, con không thích về quê ăn Tết - Ảnh 1.

Ngày Tết, ai cũng mong con cháu sum vầy như thế này. Theo các chuyên gia, khi dẫn con về quê ăn Tết thì phụ huynh cũng cần hướng dẫn, tạo môi trường để con hòa nhập với cuộc sống ở quê - Ảnh: H.HG.

Tâm sự trên đây không chỉ của riêng chị Nguyễn Thị Hạnh (ở quận Tân Phú, TP.HCM) mà cũng là nỗi niềm chung của không ít gia đình ở các thành phố.

Nhà ông bà không có WiFi

Chị Hạnh kể: "Chỉ vì chuyện Khi con không thích về quê ăn tết - Ảnh 2.Quận 1 trao quà Tết 4,6 tỉ đồng cho 3.000 học sinh khó khănĐỌC NGAY

Theo chị Phương: "Con tôi còn đề nghị là đón ông bà vào ăn Tết cùng nhà mình chứ đâu nhất thiết năm nào nhà mình cũng phải về quê. Chúng còn phân tích là mùa Tết, người ta toàn đi từ các tỉnh miền Nam ra miền Bắc ăn Tết nên vé máy bay đội giá lên cao. Nếu bố mẹ mua vé cho ông bà bay từ Bắc vào Nam giá sẽ rẻ hơn nhiều vì ít người đi".

Đã vậy, con chị Phương Lan, nhà ở TP Thủ Đức, TP.HCM còn so sánh: "Nhà ông bà ở quê không có WiFi, cái điện thoại thành ra cục gạch, con không biết phải làm gì cho hết mấy ngày Tết. Nếu ở lại thành phố sẽ được chơi game thỏa thích, sướng hơn nhiều".

Thỏa thuận để cùng về quê ăn Tết

Sau khi có kết quả kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025, con gái anh Dương (ở quận Gò Vấp, TP.HCM) đã gửi cho bố mẹ một bức tâm thư qua Zalo với nội dung rằng năm nay con thi không đạt kết quả tốt nên xin phép không về quê ăn Tết cùng bố mẹ.

"Thì ra mấy năm nay con bé rất khó chịu và rất áp lực với việc cô, dì, chú, bác ở quê hỏi thăm việc học hành. Chả là con tôi học không giỏi bằng các anh, chị trong dòng họ nên hay bị đem ra so sánh, bình phẩm. Năm ngoái, cháu còn bị chê là chậm chạp, học sinh lớp 10 rồi mà vẫn chưa thuần thục việc bếp núc. Năm nay con bé lại tiếp tục đạt loại khá, không được học sinh giỏi nên tự ti, không muốn về quê" - anh Dương kể.

"Nhưng gia đình tôi có mấy anh em đều đi làm ăn xa, ngày Tết đến bố mẹ tôi đều mong con cháu trở về, sum họp đông đủ, mình không thể không về. Năm nay, tôi thuyết phục con gái là cứ về, bố sẽ có cách nói chuyện với ông bà và cô, dì, chú, bác không nhắc đến chuyện học hành nữa" - anh Dương bày tỏ.

Trong khi đó, chị Kim Phượng, nhà ở quận 7, TP.HCM, thỏa thuận với con là mẹ sẽ lắp WiFi ở nhà ông bà ở quê để mấy ngày Tết con có thể giải trí trên mạng, nhưng không được quá 2,5 tiếng mỗi ngày. "Nhà mình đi xa cả năm mới về, mấy ngày Tết không thể dành hết cho cái điện thoại mà phải dành thời gian nói chuyện với ông bà, cùng tham gia những họat động đón Tết cùng gia đình" - chị Phượng nói với con.

Riêng vợ chồng anh Hồng Minh đã làm một buổi đối thoại với hai con về những điều thích - không thích khi về quê ăn Tết và những giải pháp.

"Cuối cùng, vợ chồng tôi đã đạt được giao ước với hai con. Đầu tiên, mẹ các cháu sẽ mua thuốc chống muỗi để xức cho 2 đứa. Thứ hai, chúng tôi thừa nhận ở quê không được tiện nghi như ở thành phố nhưng ở quê có rất nhiều điều thú vị mà đó giờ bố mẹ cứ nghĩ hai con còn nhỏ nên chưa cho tham gia. 

Năm nay, bố mẹ sẽ cho hai con cùng đi chợ Tết ở quê, cùng đãi đỗ xanh, rửa lá để gói bánh chưng… Gia đình sẽ tổ chức ăn uống và vui chơi để cả nhà cùng canh nồi bánh chưng chứ không chỉ những người lớn thay nhau thức để canh. Bố mẹ cũng sẽ không bắt hai con phải đi chúc Tết tất cả các ngày mà sẽ dành 2 ngày để dẫn các con đi thăm những danh lam thắng cảnh ở quê, dẫn các con đi chơi hội Tết, ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu của bố mẹ" - anh Minh lên kế hoạch để thuyết phục các con.

Ý kiến chuyên gia: Tạo "nếp" về quê ăn Tết

Khi con không thích về quê ăn tết - Ảnh 3.

Theo ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh, khi dẫn con về quê ăn Tết thì phụ huynh cũng cần hướng dẫn, tạo môi trường để con hòa nhập với cuộc sống ở quê - Ảnh: H.HG.

Để các con không ngại khi về quê ăn Tết cùng ông bà nội, ngoại thì các bậc cha mẹ cần tạo "nếp" cho con ngay từ nhỏ. Cứ đến Tết, bổn phận của con cháu là về quê thăm ông bà nội, ngoại. Nếu kinh tế không cho phép mỗi năm về quê thì 2 năm hoặc 3 năm sẽ về quê ăn Tết 1 lần.

Phụ huynh cần kể cho con nghe về những kỷ niệm tuổi ấu thơ của mình khi ở quê, về những hy sinh của ông bà để ba mẹ có được như ngày hôm nay. Đáng lẽ mỗi năm phải về thăm ông bà ít nhất 1 lần nhưng vì hoàn cảnh, gia đình mình sẽ về thăm 2 năm 1 lần; 3 năm 1 lần… Làm sao để các con hiểu rằng chuyện sum họp dịp Tết đến, xuân về không chỉ là phong tục mà còn là tình cảm, là trách nhiệm của con cháu. Ba mẹ cần chủ động đóng vai trò kết nối để con em mình có tình cảm gắn kết với ông bà, mong muốn được về thăm ông bà, nhất là khi đón chào năm mới.

Bên cạnh đó, khi dẫn con về quê ăn Tết thì phụ huynh cũng cần hướng dẫn, tạo môi trường để con hòa nhập với cuộc sống ở quê: cho con tiếp xúc, giao lưu, cùng tham gia các hoạt động vui chơi với anh chị em, hàng xóm đồng trang lứa; kể về những nề nếp, những phong tục tập quán ngày Tết để con hiểu và có sự gắn kết với bà con, họ hàng; dẫn con đi tham gia những hoạt động Tết ở quê để con hiểu hơn về văn hóa, con người nơi ba mẹ đã sinh ra và lớn lên…

Với những trường hợp con không chịu về quê ăn Tết thì cần giải thích cho con hiểu rằng một năm có 365 ngày thì gia đình ta chỉ về quê, ở gần ông bà được vài ngày. Rằng ba mẹ phải dung hòa giữa việc nuôi dạy các con và phụng dưỡng ông bà…

Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần lưu ý là một số trẻ đã biết quan sát và nhìn vào thái độ của người lớn để ứng xử. Ví dụ khi người mẹ lên kế hoạch về quê ăn Tết cùng ông bà ngoại thì người cha bàn ra hoặc tỏ thái độ miễn cưỡng, không sẵn sàng. Như vậy, các con cũng sẽ ngại ngần khi phải về quê…

(ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh)