'Nhiều cán bộ trung ương, địa phương bị xử lý hình sự' liên quan vụ Việt Á

Admin

TPO - Theo đoàn giám sát, đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kít xét nghiệm COVID-19 liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.

Sáng 29/5, Quốc hội nghe báo cáo kết quả

Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh Như Ý.

“Quốc hội trân trọng sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân và những cá nhân, tập thể đã đóng góp trí tuệ, sức lực, của cải, vật chất cho công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19. Đây là những đóng góp vô cùng to lớn, là thông điệp lớn lao và đầy ý nghĩa về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tình yêu thương, lòng nhân ái, thể hiện truyền thống và đạo lý nhân văn, tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam; là nguồn cổ vũ, động viên, qua đó, mỗi người dân thêm vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng đoàn kết vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của đất nước”, bà Nguyễn Thuý Anh.

Bên cạnh đó, đã có hàng triệu tình nguyện viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch. “Các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã trực tiếp tham gia phòng, chống dịch và đóng góp sức lực, tiền, hiện vật và nhiều khoản đóng góp khác với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều khoản đóng góp, ủng hộ không lượng hóa được bằng tiền”, bà Nguyễn Thúy Anh nêu.

Về kinh phí phòng, chống dịch COVID-19, theo Đoàn giám sát, tính đến ngày 31/12/2022, đã hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 trên 87.000 tỷ đồng; thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch (quân đội, công an, y tế ...) là 4.487 tỷ đồng.

'Nhiều cán bộ trung ương, địa phương bị xử lý hình sự' liên quan vụ Việt Á ảnh 2

Đã có những sai phạm nghiêm trọng trong cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kít xét nghiệm COVID-19 liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.

Bên cạnh đó, hỗ trợ mua vắc xin phòng COVID-19 là 15.134 tỷ đồng; hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phòng COVID-19 là 4,6 tỷ đồng; mua sắm kit xét nghiệm là 2.593 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm là 5.291 tỷ đồng; chi khác khoảng 2.600 tỷ đồng…

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp đã tiến hành kiểm toán, kiểm tra, thanh tra về công tác huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực cho công tác phòng, chống COVID-19.

Qua đó đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế và kiến nghị các đơn vị chấn chỉnh, khắc phục, kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng nguồn lực.

Theo Đoàn giám sát, đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kít xét nghiệm COVID-19 liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước cách ly tại cơ sở dân sự, tự nguyện trả phí trong thời gian dịch COVID-19. “Nhiều cán bộ ở trung ương và địa phương bị xử lý hình sự”, bà Nguyễn Thúy Anh nêu.

Đoàn giám sát đã rút ra 6 nhóm bài học kinh nghiệm cùng với việc đề xuất 2 nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế và về tổ chức thực hiện. Trong đó đoàn giám sát kiến nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra. Khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á theo chủ trương của Bộ Chính trị về phân loại xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát trong việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV2 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có hợp đồng đặt hàng.

Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp…

Chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng vẫn còn thấp, chưa thỏa đáng nhưng chậm được điều chỉnh, chưa đủ để thu hút, giữ chân cán bộ gắn bó lâu dài với y tế cơ sở, y tế dự phòng. Tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc hoặc chuyển việc có chiều hướng gia tăng tại một số địa phương, nhất là sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Số lượng các bác sĩ tại trạm y tế xã có xu hướng giảm. Trong 4 năm từ 2018-2021, tổng số bác sĩ xã giảm là 2.238 người, năm 2020 có số bác sĩ tuyến xã giảm nhiều nhất (giảm 1.114 người so với năm 2019).

Khởi tố vụ án liên quan đến Công ty Việt Á ở Cần Thơ
Vụ Công ty Việt Á: Bắt thêm Phó Giám đốc CDC tỉnh Hà Giang
Ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng bị bắt vì liên quan vụ Công ty Việt Á
Ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng bị bắt vì liên quan vụ Công ty Việt Á