Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Admin

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

trường quốc tế - Ảnh 1.

Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ góc nhìn về việc giữ gìn văn hóa Việt từ chính những giáo viên nước ngoài trong các trường quốc tế - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Phát biểu tại diễn đàn, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định sự hiện diện của các Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh: 'Trường quốc tế không nên chiều thầy cô nước ngoài' - Ảnh 2.Năm 2025, học phí trường quốc tế ở TP.HCM tiến sát 1 tỉ đồng/nămĐỌC NGAY

Theo bà Ninh, các trường không nên chiều giáo viên nước ngoài, mà cần đóng vai trò như những nhà đàm phán văn hóa. Khi tuyển dụng, tiêu chí không chỉ là bằng cấp hay kinh nghiệm, mà cần đặt ra yêu cầu rõ ràng về khả năng thích nghi và sẵn sàng học hỏi văn hóa bản địa. Thái độ học tập của người thầy rất quan trọng.

"Trường quốc tế không nên 'chiều' thầy cô nước ngoài", bà Ninh nói. "Họ không phải chỉ biết những chuyện từ Silicon Valley, Hollywood nhưng còn trong nước thì không biết rõ".

Với phụ huynh, bà cho rằng họ cũng có trách nhiệm giữ gìn bản sắc. Bà kể có lần gặp một gia đình nói tiếng Anh hoàn toàn với con khi các em đi học về từ trường quốc tế. 

"Tôi tự thắc mắc: Nói tiếng Anh 7-8 tiếng ở trường chưa đủ sao? Về nhà cũng phải nói tiếng Anh? Tôi nghĩ chúng ta hội nhập thế giới nhưng phải biết mình là ai và giữ được thế của mình".

Ở góc nhìn khác, TS Nguyễn Chí Hiếu - CEO của Tổ chức giáo dục IEG Global - ví sự kết hợp giữa chương trình quốc tế và chương trình Việt Nam như hai dòng nước mặn - ngọt gặp nhau.

Theo ông, chỉ riêng việc tích hợp chương trình đã là một bài toán phức tạp, huống chi là kết hợp cả văn hóa. Do vậy, các trường cần xác định rõ ranh giới.

Chẳng hạn, ông cho rằng dạy ở Việt Nam thì không thể bỏ qua Ngày Nhà giáo Việt Nam, Tết Trung thu hay Tết Nguyên đán. Vì các em vẫn sống và lớn lên trong xã hội Việt Nam. "Có những thứ có thể thỏa hiệp, nhưng cũng có những giá trị không nên và không được thỏa hiệp", ông Hiếu nói.

Ông Thanh Bùi - sáng lập Embassy Education - cho rằng nếu được thiết kế khéo léo, sự giao thoa giữa chương trình quốc tế và văn hóa Việt có thể tạo nên môi trường giáo dục toàn diện - nơi học sinh vừa có năng lực học thuật hiện đại, vừa biết tự hào về cội nguồn.

Các hoạt động trải nghiệm, dự án cá nhân hay câu lạc bộ văn hóa chính là "cửa ngõ" để đưa yếu tố Việt vào chương trình học một cách tự nhiên và sống động. "Nếu làm tốt, trường quốc tế có thể trở thành một không gian văn hóa độc đáo trong lòng toàn cầu hóa", ông nói.

Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh: 'Trường quốc tế không nên chiều thầy cô nước ngoài' - Ảnh 3.Khởi tố, bắt tạm giam chủ tịch hội đồng Trường quốc tế AISVN Nguyễn Thị Út Em

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Út Em, chủ tịch hội đồng Trường quốc tế AISVN (huyện Nhà Bè, TP.HCM).

Đọc tiếp Về trang Chủ đề