Ngay khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhiều lần nhấn mạnh phải vận hành theo hướng chuyển từ 'quản lý' sang 'phục vụ và đổi mới, sáng tạo'.
Mục lục
Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công phường Tân Hưng (TP.HCM) - Ảnh: THANH HIỆP
Chuyển sang tư duy mới tất yếu phải loại bỏ những quan điểm, cách làm lỗi thời. Sự thay đổi này cần đến từ mọi bên liên quan ngay trong từng Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'ĐỌC NGAY
Thực ra, trong xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ, không ít chúng ta vẫn giữ thói than vãn chung chung, tự gán mình vào vai nạn nhân bất lực. Gặp rắc rối với thủ tục hành chính, chúng ta vội quy kết "lý tưởng chỉ có trên tivi", rồi tiếp tục... than vãn. Chính tư duy cam chịu ấy mới là chướng ngại lớn nhất trên con đường đòi hỏi công bằng và minh bạch.
Để loại bỏ "tư duy lạc hậu" từ một số cán bộ, người dân phải xác định mình là khách hàng của dịch vụ công: không đến để "xin - cho", mà đến để "được phục vụ" đúng quy định.
Trước khi làm hồ sơ, ta tra cứu danh mục giấy tờ, in sẵn văn bản quy định rồi mang theo đến bộ phận một cửa. Khi cán bộ đòi thêm giấy tờ vô lý hay trì hoãn, ta chỉ việc đưa văn bản để đối chiếu; nếu họ tiếp tục làm khó, ta phải lưu giữ bằng chứng.
Đây không phải "quấy rối" mà là quyền và trách nhiệm của công dân có hiểu biết. Những biện pháp đó chính là bảo vệ chính mình; phản ánh càng cụ thể, càng có bằng chứng, ta càng buộc được cơ quan phải vào cuộc. Từ những phản ánh có trọng lượng, bộ máy sẽ dần được làm sạch.
Chúng ta cũng không thể tư duy "cán bộ nào chẳng thế" hoặc "không thể phân biệt được ai tốt ai xấu". Tư duy ấy chỉ tiếp tay cho người xấu ẩn mình. Trong một cơ quan cụ thể, có thể có người tận tâm và người thờ ơ, công chức liêm chính và cán bộ vụ lợi.
Đây chính là lúc mỗi công dân thể hiện và phát huy quyền làm chủ: chỉ ra đúng người sai phạm, sử dụng đúng kênh phản ánh, yêu cầu xử lý công khai minh bạch. Không đánh đồng, không gộp chung thì tiếng nói của ta mới có trọng lượng và mới khiến "tư duy lạc hậu" phía cán bộ phải thay đổi.
Luật pháp đã cho phép chúng ta gạt bỏ tâm thế "thấp cổ bé họng", phải vươn lên, không thể trở thành "miếng mồi ngon" cho "cò giấy tờ". Công điện mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh thành phải chịu trách nhiệm kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng "cò giấy tờ" tại trung tâm phục vụ hành chính công.
Xưa nay ai cũng biết "cò" chỉ tồn tại khi có cán bộ mang "tư duy lạc hậu" (như Tổng Bí thư mô tả ở trên) và người dân cũng mang "tư duy lạc hậu" (không tìm hiểu các quy định, quen áp dụng câu "đồng tiền đi trước...").
Vậy thì đã đến lúc mỗi người dân cần thay đổi "tư duy lạc hậu" chưa? Đã đến lúc thôi than vãn, thay bằng việc dám đòi hỏi, sẵn sàng lên tiếng có trách nhiệm chưa? Đó chính là cách biến bức xúc thành hành động, đấu tranh cho minh bạch và công bằng bền vững.
Sốc với lời 'cho phép, xin lỗi, cảm ơn' ở Trung tâm hành chính công phường Thủ Đức
Tôi ghé Trung tâm phục vụ hành chính công phường Thủ Đức lúc 9h, ra về lúc 9h25. Dù chưa đạt được kết quả mong muốn, nhưng tôi khá 'sốc' với lời 'cho phép, xin lỗi, cảm ơn' ở đây.
ThS Phạm Thanh Hà, Trường đại học Ngoại thương, lưu ý để tăng cơ hội trúng tuyển ngành học yêu thích, thí sinh không nên đặt quá ít nguyện vọng, cũng không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (WIPHA), Cảng vụ Đường thủy và Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa đã ban hành công văn khẩn về việc tạm dừng cấp phép rời cảng, bến đối với các phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
(Chinhphu.vn) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 sản phẩm vi phạm, trong đó có 2 loại dầu gội chứa hoạt chất diệt côn trùng Permethrin, 1 nhãn nước rửa tay chứa chất không được công bố.
Ngày 20/7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị có Công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là các xã ven biển và khu vực đảo Cồn Cỏ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (WIPHA) nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Tâm sự với Tuổi Trẻ Online, ThS. Vũ Thanh Tâm, người sáng lập 'Ô cửa sách' cho biết đây là lần thứ hai dự án 'khăn gói' từ Đà Lạt xuống TP.HCM để các tác giả thiếu nhi được giao lưu, trò chuyện và nói lên suy nghĩ của mình với các bạn đồng trang lứa.