Nước tiểu có bọt có phải là dấu hiệu của bệnh lý?

Admin

Nhiều người khi đi tiểu nhận thấy nước tiểu có bọt như bọt bia, lâu tan. Liệu đây có phải biểu hiện của bệnh lý?

Nước tiểu có bọt có phải là dấu hiệu của bệnh lý? - Ảnh 1.

Nước tiểu có bọt có phải mắc bệnh lý? - Ảnh minh họa

Chia sẻ về vấn này, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, khoa nội thận - tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay người bình thường Tự 'bắt bệnh' qua màu sắc, mùi nước tiểu

- Xuất tinh ngược dòng: Là trạng thái tinh dịch không được đưa ra ngoài qua dương vật mà di chuyển ngược qua cổ bàng quang vào trong bàng quang. Khi đi tiểu, tinh dịch được đưa ra ngoài cùng nước tiểu gây tiểu có bọt.

- Do thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư có thể gây tiểu có bọt.

- Bệnh lý đái tháo đường: Do lượng đường trong máu tăng cao, lượng đường được lọc qua cầu thận nhiều vượt quá khả năng tái hấp thu của ống thận, làm xuất hiện đường trong nước tiểu.

"Khi ngồi phòng khám, tiểu có bọt là một lý do khiến nhiều người dân lo lắng và phải đi khám bệnh. Thực tế chúng tôi đã phát hiện ra nhiều người có bệnh thận - tiết niệu, bệnh thận tái phát, hoặc có cả những trường hợp đái tháo đường mới được phát hiện khi đi khám bệnh vì tiểu có nhiều bọt.

Do vậy tiểu có bọt có thể là bình thường. Nhưng khi xuất hiện tiểu bọt lâu tan, xuất hiện nhiều lần, hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường khác như phù, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi.

Hoặc ở người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tự miễn dịch… người dân nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cũng như tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý nói chung và bệnh thận - tiết niệu nói riêng", bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Nước tiểu có bọt có phải là dấu hiệu của bệnh lý? - Ảnh 2.Nước tiểu màu trắng đục như nước vo gạo, cảnh báo bệnh gì?

Nước tiểu có màu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, đôi khi lẫn cả máu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu dưỡng chấp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề