Nuốt khó - nuốt nghẹn chớ coi thường, có kỹ năng sơ cấp cứu ai cũng nên biết

Admin

Nuốt nghẹn là hiện tượng có thể gặp ở hầu hết mọi người, tuy nhiên hay gặp nhất là người cao tuổi. Việc xử trí cấp cứu ngay tại chỗ cho người bệnh bằng cách khai thông đường thở vô cùng quan trọng.

Nuốt khó nuốt nghẹn chớ coi thường, kỹ năng sơ cấp cứu ai cũng nên biết - Ảnh 1.

Nuốt nghẹn là hiện tượng có thể gặp ở hầu hết mọi người, tuy nhiên hay gặp nhất là người cao tuổi - Ảnh minh họa

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) cho biết 

Thức ăn dành cho người cao tuổi cần được cắt thành miếng nhỏ - Ảnh minh họa

Cách xử trí cho người bị nghẹn

Đối với các trường hợp bị nghẹn, việc xử trí cấp cứu ngay tại chỗ cho người bệnh bằng cách khai thông đường thở vô cùng quan trọng.

Nếu người bị nghẹn vẫn tỉnh táo: Để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh nhằm đẩy thức ăn ra ngoài hoặc ít ra cũng tạo được khe hở để thở.

Người cấp cứu đứng ở phía sau, dùng khuỷu tay đập mạnh 4 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai. Nếu tình huống cho phép, để nạn nhân hơi cúi về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm chặt ngang bụng nạn nhân, dùng ngón cái siết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều dưới lên.

Làm vài lần để đẩy thức ăn ở khí quản, ở cửa thanh môn ra hoặc tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp.

Nếu nạn nhân bất tỉnh: Cho nạn nhân nằm nghiêng. Người cấp cứu một mặt lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng, giữa hai xương bả vai.

Cũng có thể để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay vào bụng trên nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong và lên trên.

Nạn nhân bị nghẹn bởi thức ăn đặc, nhầy, dính: Nếu bị nghẹn những thực phẩm như bánh trôi, bánh ga tô..., ngoài các cách cấp cứu nêu trên có thể để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra.

Chỉ cần lách được một khe hở là có thể giữ được tính mạng nạn nhân.

Các chuyên gia lưu ý, nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện, cần hô hấp nhân tạo ngay bằng cách để nạn nhân nằm ngửa trên nền nhà (trên nền cứng), nắm hai tay nạn nhân ép xuống ngực nạn nhân rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục.

Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Để tránh nghẹn, người cao tuổi cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ. Khi ăn, không nên nói chuyện hay mải mê suy nghĩ. Chỉ nên ngồi vào bàn ăn khi đầu óc thanh thản. Sự căng thẳng, lo buồn, cáu giận sẽ làm bữa ăn mất ngon, dễ gây rối loạn động tác nuốt.

Ăn miếng bé và nuốt từng miếng nhỏ, mềm, nuốt từ từ. Trong gia đình, nên làm những miếng thức ăn nhỏ cho người cao tuổi hoặc dùng dao, kéo cắt nhỏ thức ăn.

Nuốt khó - nuốt nghẹn chớ coi thường, có kỹ năng sơ cấp cứu ai cũng nên biết - Ảnh 3.Vướng nghẹn cổ và khó nuốt

Cảm giác vướng nghẹn vùng cổ và cảm giác khó nuốt là 2 triệu chứng biểu hiện khá giống nhau nhưng lại khác nhau về bản chất vấn đề.