Quyết định đóng cửa Bộ Giáo dục của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến đối tượng nào lo âu nhiều?
Mục lục
Một em nhỏ giơ bản sao của một sắc lệnh hành pháp do em ký, khi em tham gia buổi lễ ký sắc lệnh nhằm thu hẹp quy mô và phạm vi Bộ Giáo dục Mỹ của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 20-3 - Ảnh: AFP
Ngày 20-3,
Vì sao ông Trump ký sắc lệnh xóa sổ Bộ Giáo dục, trao chính sách trường học về các tiểu bang? - Nguồn: The Times and The Sunday Times
Mặc dù ông Trump trong buổi ký sắc lệnh nói rõ rằng các khoản hỗ trợ này "vẫn sẽ được bảo toàn đầy đủ" trong khi được phân phối cho nhiều cơ quan khác, động thái đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ cho thấy khả năng các chương trình này sẽ bị đình trệ, gây tác động tiêu cực lên các em học sinh thụ hưởng. Trước khi ông Trump ký sắc lệnh yêu cầu Bộ Giáo dục tự đưa ra kế hoạch giải tán, bộ này đã thông báo sa thải một nửa số nhân viên.
Bà Weade James, giám đốc cấp cao về chính sách giáo dục K-12 tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, nhận định việc không còn Bộ Giáo dục và thiếu nhân sự giám sát phù hợp sẽ làm dấy lên lo ngại về việc đảm bảo các tiểu bang và học khu sử dụng ngân sách được cấp hiệu quả.
"Điều rất quan trọng là chúng ta tiếp tục đặt câu hỏi về việc những cắt giảm này sẽ ảnh hưởng đến học sinh như thế nào, vì rõ là chúng có ảnh hưởng. Sẽ có sự thiếu hụt về chuyên môn, khả năng thu thập dữ liệu, giám sát và giải trình", bà James nhận định.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của bà Rebecca (48 tuổi) đến từ bang Michigan, người đang khiếu nại lên Văn phòng Dân quyền (OCR) thuộc Bộ Giáo dục Mỹ về việc cậu con trai 13 tuổi của bà có nhiều chẩn đoán về sức khỏe tâm thần do bị nhà trường cô lập.
Khi các nhân viên OCR tại Cleveland đang hỗ trợ khiếu nại của bà Rebecca thì chính quyền ông Trump lại sa thải toàn bộ nhân sự tại đây, khiến vụ khiếu nại của bà rơi vào bế tắc.
"Tôi không có lựa chọn nào khác cho đứa trẻ này. Họ đang chơi trò chính trị với cậu con trai bé bỏng của tôi. Và tôi không nghĩ điều đó là công bằng", bà Rebecca bất bình.
Dấu hỏi với nợ sinh viên
Bộ Giáo dục Mỹ quản lý danh mục cho vay liên bang trị giá khoảng 1.800 tỉ USD đối với sinh viên đại học và sau đại học tại Mỹ, với ước tính 40% các khoản vay quá hạn.
TIN LIÊN QUANÔng Trump muốn giảm lãi suất, Fed bất tuân
So sánh khoản vay sinh viên liên bang có quy mô gần bằng một trong những ngân hàng lớn nhất của Mỹ là Wells Fargo, sắc lệnh của ông Trump nêu: "Bộ Giáo dục không phải là một ngân hàng và bộ phải trả lại các chức năng ngân hàng cho một tổ chức có đủ năng lực để phục vụ sinh viên Mỹ".
Sắc lệnh không nêu chi tiết điều gì sẽ xảy ra với các khoản vay hiện tại hoặc tương lai nhưng việc quản lý danh mục này có thể được chuyển về Bộ Tài chính Mỹ hoặc Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ. Tuy nhiên, một nguồn thạo tin của CNN tiết lộ Bộ Tài chính Mỹ đang không muốn nhận nhiệm vụ này.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, Bộ Giáo dục giám sát khoản vay liên bang dành cho sinh viên do gần 43 triệu người sử dụng, nghĩa là cứ 6 người Mỹ thì có 1 người đang mang nợ sinh viên.
Tại sự kiện ký sắc lệnh, ông Trump nói vấn đề này có thể sẽ được đưa ra trước quốc hội để bộ này bị xóa bỏ hoàn toàn. Mặc dù Đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện nhưng ông Trump vẫn cần sự ủng hộ của các nghị sĩ Đảng Dân chủ để có được 60 phiếu bầu cần thiết tại Thượng viện.
Reuters nhận định tổng thống Mỹ sẽ cần sự ủng hộ của các nhà lập pháp Đảng Dân chủ và hiệp hội giáo viên để đạt được mục đích nhưng có khả năng ông Trump sẽ không bao giờ giải thể hoàn toàn được Bộ Giáo dục. "Hẹn gặp ông tại tòa", bà Randi Weingarten, người đứng đầu Liên đoàn Giáo viên Mỹ, lên tiếng phản đối.
Đa số phản đối
Khảo sát trực tuyến do Reuters/Ipsos thực hiện vào tháng trước với 4.145 người Mỹ trưởng thành cho thấy đa số người dân phản đối quyết định đóng cửa Bộ Giáo dục, với tỉ lệ 65% không đồng tình và chỉ 30% bày tỏ ủng hộ.
Giải tán Bộ Giáo dục Mỹ, ông Trump cần vượt qua 'cửa ải' Quốc hội
Ông Trump vừa ký sắc lệnh tạo điều kiện cho Bộ Giáo dục tự giải tán, nhưng cần có sự thông qua của Quốc hội Mỹ thì bộ này mới bị xóa bỏ hoàn toàn.
TPO - Tối 22/4, buổi hợp luyện diễu binh, diễu hành để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) đã diễn ra trang trọng trên tuyến đường Lê Duẩn (quận 1, TPHCM). Đông đảo người dân, nhất là các bạn trẻ đã xuống phố dõi theo các hoạt động hợp luyện.
TPO - Theo dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, tỉnh Tiền Giang đã nêu lý do lấy tên tỉnh Đồng Tháp sau khi hai tỉnh sáp nhập.
Không thấy giám đốc chi nhánh công ty dậy đi làm như thường ngày, bảo vệ công ty mở cửa kiểm tra thì phát hiện người đàn ông đã tử vong trên giường ngủ.
Gần 63.000 học sinh ở Myanmar sẽ phải thi lại kỳ thi tuyển sinh đại học, sau khi bài làm của các em bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn xảy ra sau trận động đất rung chuyển nước này hồi tháng trước.
TPO - Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Nguyễn Quang Vinh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang, nhiệm kỳ 2020-2025.
Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX - năm 2024 lần đầu tiên sẽ có thêm hai giải mới là giải Báo chí sáng tạo và Báo chí đa phương tiện, theo đề xuất của nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.
TPO - Thông tin từ 3 bệnh viện ở tỉnh Gia Lai cho biết, sức khoẻ của 19 học sinh và tài xế đã ổn định, chỉ có 1 học sinh còn lại bị thương nặng phần cánh tay.
TPO - Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc (1950-2025), Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại Cộng hoà Séc đã tổ chức hoạt động quảng bá áo dài Việt Nam tại Thành cổ Praha và thu hút sự quan tâm của người dân Séc.
TPO - Hoàng tử Harry và Meghan Markle đều có thứ hạng thấp trong danh sách người nổi tiếng ở Vương Quốc Anh. Trong khi đó, cố Nữ hoàng Elizabeth là thành viên hoàng gia được người dân địa phương yêu quý nhất.