Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia "
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: P.H.
Ông Thông nêu, gần 40 năm đổi mới vừa qua có thể gọi là "kỷ nguyên đổi mới" - kỷ nguyên làm nên những kỳ tích của Việt Nam, đã giải phóng được những nguồn lực phát triển rất lớn để Việt Nam có được cơ đồ, vị trí như ngày nay. Tuy nhiên, theo ông Thông, những động lực, nguồn lực phát triển trong 40 năm qua đã đến ngưỡng, nếu không tạo ra động lực mới, không tạo ra xung lực mới thì sẽ bị luẩn quẩn trong bẫy thu nhập trung bình.
"Có thể nói, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc nghĩa là bước vào cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta phải tổ chức lại lực lượng, tạo ra động lực mới, nguồn lực mới để tạo ra những bước nhảy vọt, có tính đột phá để đất nước phát triển, có thu nhập cao", ông Thông nhấn mạnh.
Nêu việc hiện nay, bên cạnh những thành tựu, thuận lợi, thời cơ, đất nước cũng đứng trước vô vàn những khó khăn, ông Thông cho rằng, nếu không có quyết tâm chính trị cao, có cách làm quyết liệt thì khó có thể vượt qua thách thức. Một trong những thách thức ấy là phải tạo ra động lực mới. "Động lực mới không tự nhiên mà có, chúng ta phải tạo ra, cũng như chúng ta từng tạo ra nguồn lực, động lực mới trong 40 năm đổi mới đất nước", ông Thông nói.
PGS.TS Lê Minh Thông nêu, trong 7 định hướng để đất nước vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm, có 4 định hướng liên quan đến vấn đề thể chế. Theo ông Thông, có thể nói thể chế là một điểm nghẽn căn bản, là một thách thức phải vượt qua.
"Nhân vật làm ra thể chế chính là hệ thống chính trị. Đột phá thể chế thì trước hết phải đột phá vào nơi sản sinh ra, đó là hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị là khâu đột phá trong đột phá về thể chế", ông Thông khẳng định.
Phân tích thêm, ông Thông nói, đổi mới về hệ thống chính trị, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực hiệu quả cần được xem là "một cuộc cách mạng thực sự". Nếu chỉ dừng lại ở "đổi mới, cải cách", nhưng trước đây, theo ông Thông, sẽ khó mà vượt qua được những căn bệnh cố hữu như: cồng kềnh, trì trệ, kém linh hoạt.
Ông Thông cũng lưu ý, đổi mới bộ máy hệ thống chính trị, đổi mới thể chế trong bộ máy chính trị là một trong những nhiệm vụ căn bản, cách mạng nhưng rất khó khăn, bởi động đến rất nhiều mối quan hệ, nếu không quyết liệt sẽ không làm được.
Để thực hiện đổi mới hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đổi mới, ông Thông cho rằng, như Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Đảng phải tiên phong đổi mới chính mình để dẫn dắt quá trình đổi mới của các cấp, các ngành.
PGS.TS Lê Minh Thông tham luận tại hội thảo. Ảnh: P.H. |
Ông Thông nêu, Đảng cần chú trọng đổi mới bộ máy. Cùng với việc xây dựng đảng về chính trị, về tư tưởng, đạo đức - là rất quan trọng để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh - nhưng cần chú trọng đổi mới về tổ chức cán bộ để tạo ra động lực phát triển.
Theo PGS.TS Lê Minh Thông, có lẽ, đầu tiên, Đảng cần khắc phục quyết liệt việc "