
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngày 1-4, TAND TP Đà Nẵng xét xử các bị cáo Lin Chao Yang (quốc tịch Điều tra vụ án làm giả con dấu tại 2 phòng khám đa khoa Miền Trung và Hữu Nghị
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngày 1-4, TAND TP Đà Nẵng xét xử các bị cáo Lin Chao Yang (quốc tịch Điều tra vụ án làm giả con dấu tại 2 phòng khám đa khoa Miền Trung và Hữu Nghị
Tại thời điểm tuyển dụng ban đầu, 2 người này biết rõ nhiều bác sĩ người Trung Quốc chưa có chứng chỉ hành nghề và chưa được cấp đăng ký hành nghề.
Đối với các phiên dịch viên người Việt Nam chỉ cần biết tiếng Trung là có thể tham gia ứng tuyển làm việc tại chuỗi phòng khám. Cả hai cũng biết những người này không có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch tiếng Trung trong khám chữa bệnh.
Vì động cơ vụ lợi, muốn nhanh chóng vận hành chuỗi phòng khám nên Wu Jin Biao đã đề xuất với Lin Chao Yang việc đặt làm giả các giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch tiếng Trung trong khám chữa bệnh cho các phiên dịch viên người Việt Nam.
Các phiên dịch viên đã được tuyển dụng chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân và ảnh thẻ, Wu Jin Biao sẽ liên hệ với một người (chưa rõ lai lịch) để đặt làm giả.
Lin Chao Yang và Wu Jin Biao đã thống nhất đặt làm giả 16 giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch tiếng Trung trong khám chữa bệnh của các cá nhân làm việc tại Phòng khám Hữu Nghị và Hồng Phát; chỉ đạo Hoa, Bích, Thanh sử dụng các giấy tờ này để nộp vào cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn tất thủ tục đăng ký khám chữa bệnh cho các bác sĩ người Trung Quốc.
Mặc dù biết rõ các giấy chứng nhận trên là giả nhưng dưới sự chỉ đạo của 2 "ông chủ" người Trung Quốc, nhóm nhân viên trên đã nhiều lần sử dụng các giấy này gửi đến Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Sở Y tế Hải Phòng và Đà Nẵng để đăng ký, hoàn tất các thủ tục cho các bác sĩ người Trung Quốc khám chữa bệnh tại Phòng khám Hữu Nghị và Hồng Phát…
Trong vụ án này, Wu Jin Biao đã rời khỏi Việt Nam, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can và ra quyết định truy nã.