Câu hỏi số 14 về bức tranh chân dung Bác Hồ khiến người chơi
Đến năm 1950-1951, ông Lê Ngọc tham gia vào những hoạt động kháng chiến chống Pháp bằng cách dùng máy đánh chữ riêng đánh truyền đơn, tài liệu cho tổ chức kháng chiến. Đó cũng là khoảng thời gian ông tạo nên bức tranh đặc biệt về Bác Hồ.
Ông từng chia sẻ" “Ý tưởng thì có nhưng trong tay tôi không có một tấm ảnh Bác Hồ để mô phỏng theo được. Tôi báo cáo cấp trên xin gửi cho tôi một tấm ảnh chân dung Bác. Vài ngày sau, tấm hình của Bác được cắt trong một bài báo in tại Việt Bắc được đưa đến”.
Hình ảnh ông Lê Ngọc vẽ chân dung Bác Hồ bằng máy đánh chữ. |
Sau khi nhận được ảnh, ông nhờ một người bạn thân là họa sĩ Mạnh Quỳnh phác lại trên một trang giấy. Tấm ảnh đầu tiên không thành công, ông phải làm lại. Tới lần thứ hai thì đạt yêu cầu. Bức ảnh được chụp và in ra nhiều bản. Từ chiếc máy đánh chữ cũ, vừa đánh vừa sửa, ông Lê Ngọc vẽ nên chân dung Bác Hồ bằng những ký tự và dấu chấm, dấu phẩy.
Bức họa được in ra làm truyền đơn, khẩu hiệu ủng hộ kháng chiến, làm mẫu cho các nữ sinh Hà Nội đan áo ấm gửi tặng các chiến sĩ ngoài vùng kháng chiến.
Năm 1955, kháng chiến thành công, Bác Hồ và Chính phủ về Hà Nội. Tác phẩm của ông Lê Ngọc được chụp lại, trở thành “kỷ vật kháng chiến” để tặng cho nhiều đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc khi sang thăm Việt Nam.
Sau này, ông Ngô Mạnh Tiên ở Huế cũng sử dụng máy đánh chữ để khắc họa chân dung Bác Hồ. Năm 1975, ông Ngô Mạnh Tiên nảy ra ý tưởng cho tác phẩm.
Thực hiện xong bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng các chữ cái từ chiếc máy đánh chữ, ông Ngô Mạnh Tiên đặt trang trọng trên chiếc tủ gỗ giữa nhà. Năm 1977, ông tặng bức họa này cho Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên-Huế bảo quản và trưng bày.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/cau-hoi-khien-nguoi-choi-xuat-sac-nhat-ai-la-trieu-phu-phai-ra-ve-a139190.html