TPO - Câu hỏi: "Ông Lê Ngọc là tác giả đã tạo nên bức tranh về Bác Hồ bằng cách thức nào?" khiến người chơi xuất sắc nhất của "Ai là triệu phú" 2024 phải ra về.
Mục lục
Câu hỏi số 14 về bức tranh chân dung Bác Hồ khiến người chơi
Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của ông Lê Ngọc được tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đến năm 1950-1951, ông Lê Ngọc tham gia vào những hoạt động kháng chiến chống Pháp bằng cách dùng máy đánh chữ riêng đánh truyền đơn, tài liệu cho tổ chức kháng chiến. Đó cũng là khoảng thời gian ông tạo nên bức tranh đặc biệt về Bác Hồ.
Ông từng chia sẻ" “Ý tưởng thì có nhưng trong tay tôi không có một tấm ảnh Bác Hồ để mô phỏng theo được. Tôi báo cáo cấp trên xin gửi cho tôi một tấm ảnh chân dung Bác. Vài ngày sau, tấm hình của Bác được cắt trong một bài báo in tại Việt Bắc được đưa đến”.
Hình ảnh ông Lê Ngọc vẽ chân dung Bác Hồ bằng máy đánh chữ.
Sau khi nhận được ảnh, ông nhờ một người bạn thân là họa sĩ Mạnh Quỳnh phác lại trên một trang giấy. Tấm ảnh đầu tiên không thành công, ông phải làm lại. Tới lần thứ hai thì đạt yêu cầu. Bức ảnh được chụp và in ra nhiều bản. Từ chiếc máy đánh chữ cũ, vừa đánh vừa sửa, ông Lê Ngọc vẽ nên chân dung Bác Hồ bằng những ký tự và dấu chấm, dấu phẩy.
Bức họa được in ra làm truyền đơn, khẩu hiệu ủng hộ kháng chiến, làm mẫu cho các nữ sinh Hà Nội đan áo ấm gửi tặng các chiến sĩ ngoài vùng kháng chiến.
Năm 1955, kháng chiến thành công, Bác Hồ và Chính phủ về Hà Nội. Tác phẩm của ông Lê Ngọc được chụp lại, trở thành “kỷ vật kháng chiến” để tặng cho nhiều đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc khi sang thăm Việt Nam.
Sau này, ông Ngô Mạnh Tiên ở Huế cũng sử dụng máy đánh chữ để khắc họa chân dung Bác Hồ. Năm 1975, ông Ngô Mạnh Tiên nảy ra ý tưởng cho tác phẩm.
Thực hiện xong bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng các chữ cái từ chiếc máy đánh chữ, ông Ngô Mạnh Tiên đặt trang trọng trên chiếc tủ gỗ giữa nhà. Năm 1977, ông tặng bức họa này cho Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên-Huế bảo quản và trưng bày.
Tình huống lần đầu tiên xảy ra ở Ai là triệu phú
27/11/2024
Kinh phí nhiều đến đâu cũng khó đáp ứng hết nhu cầu ngành văn hóa
TPO - Trưa nay (28/11), lực lượng chức năng đã đưa được bốn thi thể, trong đó có hai trẻ em, ra khỏi ngôi nhà ba tầng bị cháy ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
TPO - Sau khi va chạm với ô tô biển xanh trên quốc lộ 1, đoạn qua xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), người đàn ông đi xe đạp tử vong tại chỗ.
(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế ban hành Thông tư số 38/2024/TT-BYT quy định xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô (Phú Yên) tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu không số vào bến, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM đã tổ chức chuyến về nguồn mang tên Kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển.
TPO - Việc tăng thuế giá trị gia tăng với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 5% lên 10% khiến nhiều người sáng tạo trong lĩnh vực này lo lắng, đặc biệt là nhân lực ngành điện ảnh. Trước vấn đề này, một số nhà sản xuất, đạo diễn đặt hy vọng vào nguồn lực được trích từ Quỹ hỗ trợ phát điện ảnh được quy định trong Luật Điện ảnh.
Một chuyên gia giáo dục tại Anh cho biết không tìm thấy tên nghệ sĩ Bạch Tuyết trong danh sách cựu sinh viên của RADA. Nghi vấn bà không phải cựu sinh viên và không có bằng tiến sĩ của RADA.