Những địa danh thân thương Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 6: Về Xóm Chiếu, tìm dấu xưa

Trải cùng dâu bể lịch sử thăng trầm, Sài Gòn - TP.HCM có rất nhiều địa danh gắn liền chuyện xưa tích cũ, tên tuổi danh nhân, anh hùng.

xóm chiếu - Ảnh 1.

Xóm Chiếu là con đường nhỏ nhưng đã có từ thời Pháp thuộc - Ảnh: QUỐC VIỆT

Nhưng vùng đất hơn 300 năm này cũng có những cái tên rất đỗi mộc mạc khiến người ta như lạc bước vào miền quê nào đó, từ Xóm Chỉ, Xóm Củi, Xóm Cải, xóm Lò Lu sang Xóm Lò Gốm, rồi vượt kinh sang Xóm Chiếu...

Và mỗi địa danh đều có bao chuyện thân thương nhắc nhớ để người đời không thể nào quên dù thời cuộc đã làm đổi thay cùng những tấm bảng được gắn lên rồi hạ xuống theo bước ngoặt lịch sử.

Chuyện xưa ở cù lao

Còn nhớ đầu năm 2002, tôi hữu duyên "nhập cư" quận 4, một rẻo cù lao chỉ cách đô hội quận 1 con rạch Bến Nghé mà thuở ấy vẫn như hai thế giới tách biệt. Thời điểm vụ án Năm Cam vừa nổ ra chấn động cả nước.

Bạn bè cứ e ngại khi thấy tôi khăn gói đưa gia đình về con hẻm 76 nhỏ xíu, sâu hút như hang rắn trên đường

Giáo xứ Xóm Chiếu đã có từ năm 1856 - Ảnh: QUỐC VIỆT

Đổi thay, phát triển và vẫn in dấu Xóm Chiếu

Theo dòng lịch sử Sài Gòn - TP.HCM, cù lao quận 4 được tập trung phát triển sau. Tuy nhiên, nhiều người dân đã đến vùng đầm lầy, kinh rạch đầy cỏ bàng, cỏ cói hoang dại làm chiếu này để ở từ rất sớm như câu chuyện hình thành Giáo xứ Xóm Chiếu cách đây gần tròn 170 năm.

Rồi sau đó là công cuộc phát triển thương cảng Sài Gòn cũng dần hội tụ lưu dân tứ xứ về đây sinh sống, làm công nhân bốc vác bên bờ sông...

Cầu Khánh Hội từ quận 1 bắc qua quận 4 đầu thế kỷ 20 (bên trái hình) để vào khu Xóm Chiếu - Ảnh tư liệu

xóm chiếu - Ảnh 4.

Quận 4 nay đã thay đổi rất nhiều, nhưng khu lõi Xóm Chiếu vẫn còn như nhiều năm trước - Ảnh: QUỐC VIỆT

Những địa danh thân thương Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 6: Về Xóm Chiếu, tìm dấu xưa - Ảnh 6.

Chợ Xóm Chiếu, địa danh xưa vẫn còn đến ngày nay - Ảnh: QUỐC VIỆT

Đường Xóm Chiếu có từ thời Pháp thuộc đến nay và vẫn mang tên Xóm Chiếu.

Địa danh cũ của đất Gia Định xưa, có từ thời vua Minh Mạng (1884). Từ thời Gia Long, tại vùng quận 4 chỉ có mấy thôn Khánh Hội, Bình Ý nằm gần kinh Bến Nghé và sông Sài Gòn. Phía trong toàn bưng sình, mọc cây bàng (thảo câu) và cây lác.

Do đó nghề chiếu ở đây rất phát triển, quy tụ dân chúng thành một xóm. Chẳng những dân chúng làm nghề dệt chiếu mà còn lập chợ bán cho dân tứ xứ đến mua sỉ.

Từ đó tên Xóm Chiếu tồn tại cho đến ngày nay. Trong bản đồ của Trần Văn Học năm 1815 vẽ khu vực trấn Phiên An (tức TP.HCM ngày nay) có ghi địa danh Xóm Chiếu ở vị trí đường Xóm Chiếu ngày nay.

Trích sách Đường phố TP.HCM của tác giả NGUYỄN ĐÌNH TƯ - NGUYỄN QUYẾT THẮNG (NXB Văn Hóa Thông Tin, 2001) ghi về địa danh Xóm Chiếu ở trang 177

*****************

Mới đây trong chuyến đi dạo bằng canô trên sông Sài Gòn, các chuyên viên quy hoạch Singapore bất ngờ hỏi người viết: "Tên Sài Gòn từ đâu ra, có nghĩa là gì?".

>> Kỳ tới: Địa danh Sài Gòn và lời nhắn nhủ của tiền nhân

Những địa danh thân thương Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 6: Về Xóm Chiếu, tìm dấu xưa - Ảnh 3.Những địa danh thân thương Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 5: Nhà Bè nước chảy

Gia Định thành thông chí ghi chép tên chữ Hán đầu tiên được đặt cho vùng ngã ba sông này là "Phù Gia".

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nhung-dia-danh-than-thuong-sai-gon-tphcm-ky-6-ve-xom-chieu-tim-dau-xua-a163595.html