Quấy rối người tiêu dùng phạt 70 triệu, làm lộ thông tin nhạy cảm phạt tới 80 triệu

Admin

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 24/2025 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quấy rối người tiêu dùng phạt 70 triệu, làm lộ thông tin nhạy cảm phạt tới 80 triệu - Ảnh 1.

Xử phạt vi phạm hành chính - Ảnh: Cục QLTT TP Hà Nội

Theo đó, nghị định số 24 tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể, đối với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của Quấy rối người tiêu dùng phạt 70 triệu, làm lộ thông tin nhạy cảm phạt tới 80 triệu - Ảnh 2.Lần thứ 15 trưng bày hàng thật - giảĐỌC NGAY

Đối với việc giao dịch trên không gian mạng, Nghị định 24 cũng quy định việc phạt tiền từ 50-70 triệu đồng đối với chủ thể kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số nếu có hành vi vi phạm. 

Bao gồm: sử dụng biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số, trừ trường hợp phản hồi, đánh giá đó vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội. 

Quấy rối người tiêu dùng thông qua hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trái với ý muốn của người tiêu dùng để giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc đề nghị giao kết hợp đồng.

Phạt nặng khi vi phạm trên không gian mạng

Các hành vi cũng bị phạt nặng gồm không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh; không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết. 

Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng; ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng cũng bị phạt tiền từ 50-70 triệu đồng.

Mức phạt này cũng áp dụng nếu chủ thể kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số không thông báo trước hoặc không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Nghị định 24/2025 cũng quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.

Quấy rối người tiêu dùng phạt 70 triệu, làm lộ thông tin nhạy cảm phạt tới 80 triệu - Ảnh 3.Lộ lọt thông tin cá nhân: Đâu chỉ do người dùng bất cẩn

Ai cũng có thể trở thành "con mồi" của những cuộc gọi rác không chỉ vì họ bất cẩn. Thủ đoạn lấy cắp và trục lợi từ thông tin cá nhân người khác ngày càng tinh vi, khó lường trong khi chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu nhất.