
Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức - Ảnh: ĐHQG
Trường đại học Ngoại thương vừa công bố thông tin tuyển sinh và công thức quy đổi điểm về thang điểm 30. Trường chỉ xét thí sinh điểm từ 100/150 kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và từ 850/1.200 kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Mỗi trường một phách
Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCM có hơn 126.000 thí sinh dự thi. Thủ khoa đạt 1.060 điểm/1.200. Chỉ có 142 thí sinh đạt điểm từ 1.001 trở lên. 719 thí sinh đạt từ 951 đến 1.000 điểm.
Theo quy chế tuyển sinh, các trường phải đưa ra công thức quy đổi điểm các phương thức của thí sinh về thang điểm 30 và xét tuyển chung.
Theo công thức quy đổi về thang 30 kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM của Trường đại học Ngoại thương, điểm quy đổi = 27 + (điểm đánh giá năng lực của thí sinh - 850) x 3/350.
Với công thức này, thí sinh thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM với 1.060 điểm được quy đổi ra 28,8 điểm theo thang 30. Thí sinh đạt 1.000 điểm quy đổi thành 28,28 điểm.
Trong khi đó, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sử dụng công thức: điểm quy đổi = điểm đánh giá năng lực/40. Như vậy, thủ khoa đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 1 năm 2025 chỉ đạt 26,5 điểm khi quy đổi về thang 30. Thí sinh đạt 1.000 điểm chỉ đạt 25 điểm quy đổi.
Ở phía Bắc, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã công bố kết quả thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025. Thủ khoa đạt 126/150 điểm. Theo công thức quy đổi của Trường đại học Ngoại thương, thí sinh thủ khoa này đạt 28,56/30 điểm.
Tuy nhiên, theo công thức quy đổi của Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, thí sinh thủ khoa này chỉ đạt 25,2/30 điểm.
Trong khi đó, Học viện Ngân hàng đưa ra thang điểm 10 quy đổi cho kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội. Có năm mức quy đổi từ thấp nhất 8 điểm (đạt từ 85 đến 94 điểm thi năng lực) và cao nhất 10 điểm (cho thí sinh đạt từ 110 điểm năng lực trở lên). Với công thức tính điểm xét tuyển = điểm đánh giá năng lực x 3, thí sinh thủ khoa có điểm xét tuyển sau quy đổi là 30 điểm.
Như vậy điểm quy đổi giữa các trường có sự khác biệt quá nhiều. Đây là mức chênh lệch điểm vô cùng lớn khi 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học