'Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường' là hai cuốn sách do báo Tuổi Trẻ TP.HCM phối hợp Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam thực hiện và do Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành.
Mục lục
Hai cuốn sách về kỹ năng phòng chống bạo lực học đường do báo Tuổi Trẻ và Công ty Phương Nam thực hiện - Ảnh: PHẠM DUY
Sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường" hiện được phát hành tại công ty cổ phần và thiết bị trường học các tỉnh, thành phố trên cả nước. Độc giả cũng có thể mua sách trực tuyến Dạy trẻ không ăn hiếp người khác và không sợ người khác ăn hiếp để tránh bạo lực học đường
Mà đây không phải là tâm tư của một mình chị Thu. Đây là nỗi lo của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con đang trong độ tuổi đến trường. Chưa kể việc học sinh đánh nhau mới chỉ là một khía cạnh của bạo lực học đường, đó là những hành vi bạo lực về mặt thân thể của học sinh.
Trên thực tế, bạo lực học đường có nhiều loại: bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực trên không gian mạng… Nhất là bạo lực trên không gian mạng là những status, những comment tưởng là bâng quơ nhưng đã để lại hậu quả khủng khiếp cho nạn nhân.
Thậm chí, một số học sinh còn có những hành động dại dột khi bị bạo lực trên mạng trong một thời gian dài mà không tìm ra lối thoát.
Hướng dẫn kỹ năng ứng phó bạo lực học đường
Xuất phát từ thực trạng trên, báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam thực hiện bộ sách Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường.
Theo nhà báo Hà Thạch Hãn - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ TP.HCM, một trong hai chủ biên của bộ sách, vì lứa tuổi học sinh tiểu học và trung học có đặc thù tâm sinh lý khác nhau, môi trường học đường cũng có nhiều điểm khác biệt nên các tác giả đã thống nhất biên soạn hai bộ sách khác nhau. Đó là Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường dành cho học sinh tiểu học và Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường dành cho học sinh trung học.
"Bộ sách không chỉ dành cho học sinh mà còn là tài liệu tham khảo cho phụ huynh, giáo viên trong quá trình đồng hành, hỗ trợ học sinh của mình. Chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc những giải pháp, tức là trước mỗi tình huống thực tế em cần làm gì để bản thân mình không trở thành nạn nhân của bạo lực học đường" - nhà báo Hà Thạch Hãn chia sẻ.
Vì vậy, hai cuốn sách dành 4-5 trang đầu để chỉ rõ những hành vi được xem là bạo lực học đường, những ảnh hưởng của bạo lực học đường, những điều học sinh cần thực hành hằng ngày (như những gợi ý ứng phó với bạo lực học đường theo bảng chữ; danh sách người liên hệ tin cậy; làm quen với việc bộc lộ cảm xúc và nhu cầu…)… Còn lại, phần lớn thời lượng của sách dành cho những tình huống thực tế.
Cũng vì lý do trên mà đội ngũ tác giả hai cuốn sách cũng rất đặc biệt, đó là nhà báo và nhà tâm lý. Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, nhà báo Hà Thạch Hãn đồng chủ biên cùng với ba tác giả là nghiên cứu sinh ngành tâm lý Đào Lê Tâm An, nhà báo Hoàng Hương và thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên.
Trong đó, các nhà báo sẽ đưa ra những tình huống mà họ ghi nhận trong quá trình làm nghề. Từ "chất liệu sống" ấy, các nhà tâm lý sẽ phân tích tình huống để học sinh hiểu rõ vấn đề. Tiếp theo đó, nhà tâm lý sẽ đưa ra những gợi ý để các em học sinh ứng xử, giải quyết tình huống… với mục tiêu không để tình trạng bạo lực học đường diễn ra.
Học sinh Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP.HCM) đọc sách Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường - Ảnh: NHƯ QUỲNH
* Bà Mai Ngọc Liên (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam):
Chung tay ngăn bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay không chỉ dừng lại ở bạo lực thể chất như đánh nhau, tấn công thân thể, mà còn là những hành vi bạo lực tinh thần, bạo lực mạng như xâm phạm quyền riêng tư, lan truyền thông tin sai lệch hay những lời nói xúc phạm.
Những học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường sẽ phải trải qua quãng thời gian trên ghế nhà trường không an toàn - nơi mà sự thù địch và bạo lực thay thế cho sự hợp tác và hỗ trợ giữa các học sinh.
Nhận thấy được tình hình cấp thiết trên, cùng với căn cứ chỉ thị số 02/CT-TTg về việc "Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên" do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26-1-2024, Công ty Giáo dục Phương Nam đã phối hợp với báo Tuổi Trẻ biên soạn hai cuốn cẩm nang Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường.
Hai cuốn sách dành cho học sinh cấp tiểu học và cấp trung học với mục đích chia sẻ thêm với các em học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhận diện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.
Chúng tôi cũng hy vọng rằng hai cuốn sách có thể giúp các bậc cha mẹ học sinh và thầy cô giáo có thêm phương pháp hỗ trợ các em trong quá trình phát triển toàn diện cả về tinh thần lẫn nhân cách.
Đại biểu 'quốc hội trẻ em' hiến kế chống bạo lực học đường
'Bạo lực học đường âm ỉ trong khuôn viên các trường học, là một hiện thực không thể tránh được. Học sinh đừng ngần ngại nói ra khi mình là nạn nhân vì các bạn không hề cô đơn'.
TPO - Trận động đất lớn nhất ghi nhận độ lớn đã gây ra sóng thần, làm 5000 người chết. Đây là trận động đất lớn nhất đã xảy ra kể từ khi ước tính chính xác về cường độ có thể xảy ra vào đầu những năm 1900.
TPO - Nền địa chất yếu, nhiều công trình được xây dựng trên các khu vực từng là đầm lầy ven sông, ven biển, khiến các công trình xây dựng ở TPHCM có thể đối mặt với rủi ro khi xảy ra rung chấn từ các trận động đất.
TPO - Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, tình hình thời tiết và thủy văn tại Cần Thơ năm nay có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt trong mùa mưa bão, dự báo mùa mưa đến sớm, cao điểm triều cường có thể lập kỷ lục mới…
TPO - Việc VN-Index để mất mốc 1.320 điểm trong tuần qua cho thấy sự kết thúc giai đoạn tăng giá mạnh liên tục kéo dài trong 8 tuần, thị trường dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh. Song các chuyên gia cho rằng, nếu VN-Index lùi về vùng hỗ trợ quanh 1.300 điểm sẽ mở ra cơ hội giải ngân với giá vốn tốt cho mục tiêu trung và dài hạn.
Không chỉ tạo tiếng vang với dòng sản phẩm căn hộ cao cấp vừa túi tiền, C-Holdings tiếp tục cho thấy nỗ lực vì cộng đồng khi chính thức ra mắt “Quỹ trợ giá cho người trẻ mua nhà FIT FUND” - đồng hành cùng khách hàng trẻ trên hành trình “an cư lạc nghiệp”.
TPO - Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy thông tin, các trường "hot" THCS trên địa bàn sẽ xét tuyển học bạ và đề xuất môn kiểm tra, đánh giá năng lực, đảm bảo hoàn thành tuyển sinh chậm nhất ngày 30/6.
TPO - Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, với tổng vốn đầu tư 7.665 tỷ đồng, bị hoãn từ năm 2011. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải tính toán cần thêm 700 tỷ đồng nữa để khởi động lại.
TPO - Thí sinh lưu ý, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay là năm đầu tiên thi theo chương trình mới và môn Ngữ văn sẽ sử dụng ngữ liệu hoàn toàn ngoài sách giáo khoa. Giáo viên môn Ngữ văn hướng dẫn cách học và cách làm bài để đạt hiệu quả tốt nhất.