Có thật ăn rau củ, nước ép giúp giải rượu?
Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ cách Bác sĩ mách cách ăn uống tăng đề kháng, giải rượu dịp Tết
Có thật ăn rau củ, nước ép giúp giải rượu?
Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ cách Bác sĩ mách cách ăn uống tăng đề kháng, giải rượu dịp Tết
Ví như người có bệnh lý dạ dày nếu kết hợp rượu bia với các loại trái cây giàu axit như cam, chanh, quýt có thể làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày, gây đau rát hoặc khó chịu.
Trong trường hợp này, nước dừa hoặc các loại nước lọc là lựa chọn an toàn.
Việc chuyển hóa rượu trong cơ thể cần phải có thời gian. Do đó, không nên uống một lượng lớn nước trong thời gian ngắn sau khi uống rượu. Nếu bổ sung nước quá nhanh có thể dẫn đến rối loạn điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Bác sĩ Mạnh tư vấn khi uống nước trái cây, mọi người nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, và lắng nghe cơ thể để tránh gây áp lực cho thận.
Cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể, bảo vệ gan là uống rượu bia có chừng mực và hiểu rõ giới hạn của bản thân. Không có một loại "thần dược" nào giúp giải rượu nhanh uống ngàn chén không say, bác sĩ Mạnh khuyến cáo.
Rượu hấp thụ vào cơ thể như thế nào?
Khi rượu, bia vào cơ thể, ethanol (cồn) nhanh chóng được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày và ruột non, sau đó đi vào máu và được chuyển hóa chủ yếu tại gan.
Dưới tác động của các enzyme trong cơ thể, cồn sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde sau đó là acetic acid (axit axetic), rồi được phân hủy thành nước và CO2 để đào thải qua hơi thở, nước tiểu và mồ hôi.
Bác sĩ Mạnh cho hay nếu uống một lượng nhỏ rượu, gan có thể chuyển hóa kịp, không gây ra các triệu chứng mệt mỏi.
Tuy nhiên, khi uống quá nhiều rượu, gan không chuyển hóa kịp sẽ khiến cồn lưu lại trong máu, làm tăng nồng độ cồn trong máu (BAC). Đây chính là lý do khiến bạn cảm thấy say hoặc mệt mỏi khi uống quá nhiều rượu bia trong thời gian ngắn.