Sáp nhập Hải Dương với Hải Phòng mở ra nhiều cơ hội, lợi thế phát triển

Admin

TPO - “Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV đang diễn ra, dự kiến sẽ thông qua nghị quyết quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng để thành phố tiếp tục có những đột phá trong phát triển, nhất là trong bối cảnh mở rộng không gian, tiềm năng phát triển khi sáp nhập với tỉnh Hải Dương”, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, nhấn mạnh.

Sáng 21/5, Thành uỷ Hải Phòng phối hợp với

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TP.

Dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, chúng ta đã nghiên cứu, xác định một số đặc trưng chung của các nước xã hội chủ nghĩa, xác định đặc trưng riêng về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

“Việc xác định các đặc trưng riêng phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước chính là cách thức chúng ta vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

“Sự thành công từ mỗi địa phương và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là minh chứng sống động và thuyết phục cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê ninh, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Trong mối quan hệ với định hướng chung đó, theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Hải Phòng phải xác định đúng, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện các giá trị đặc trưng gắn với lịch sử vùng đất, lịch sử văn hoá, con người, các điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế, mức độ phát triển của địa phương… để xác định các phương hướng phát triển, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển, cùng với các địa phương khác trong cả nước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Nêu bật vị trí, vai trò quan trọng của Hải Phòng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị thành phố tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội gắn với con người xã hội chủ nghĩa trên địa bàn thành phố; qua đó, tiếp tục góp phần cùng cả nước làm rõ hơn, nâng tầm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nêu việc thành phố đã đề xuất bộ tiêu chí với nhiều nội dung cụ thể về chủ nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa trên địa bàn, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhìn nhận, đây là cách làm sáng tạo, có tư duy đổi mới, góp phần hiện thực hoá tư tưởng chỉ đạo của Đảng về con đường xây dựng và phát triển đất nước.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, cùng với đó, thành phố cần nhanh chóng bám sát các nội dung mới trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm và “bộ tứ chiến lược” nghị quyết của Bộ Chính trị, các vấn đề mới như về kinh tế tư nhân, đột phá phát triển khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế, giáo dục đào tạo…

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thông tin, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã tiếp tục xác định Hải Phòng là 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương. “Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV đang diễn ra, dự kiến sẽ thông qua nghị quyết quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng để thành phố tiếp tục có những đột phá trong phát triển, nhất là trong bối cảnh mở rộng không gian, tiềm năng phát triển khi sáp nhập với tỉnh Hải Dương”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nêu.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nêu quan điểm xây dựng con người phải theo định hướng hệ giá trị quốc gia: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo; nhấn mạnh, trên nền tảng đó, Hải Phòng xây dựng các giá trị của quê hương Hải Phòng, của con người Hải Phòng trong tình hình mới.

PGS.TS Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nhìn nhận, mục tiêu của của chúng ta là hướng tới dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là bản chất con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. “Tất cả mọi chủ trương, chính sách, giải pháp đều hướng tới mục tiêu này. Dự thảo đề án của thành phố Hải Phòng cũng đều xoay quanh câu chuyện làm sao thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh”, ông Thông nói, đồng thời đánh giá, Hải Phòng được lựa chọn tiên phong thực hiện mô hình này, bởi hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.

Ông Thông nêu, Hải Phòng có vị trí tầm chiến lược, không gian phát triển rộng mở; càng thuận lợi hơn khi trong thời gian tới sẽ sáp nhập với tỉnh Hải Dương trở thành đơn vị hành chính mới. “Việc hợp nhất Hải Phòng với Hải Dương mở ra nhiều cơ hội cho phát triển, khi có cả hai lợi thế của hai địa phương có đặc trưng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ”, ông Thông nói.

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Đề xuất nghiên cứu thành phố thuộc tỉnh là cấp cơ sở
Chính phủ thông qua hồ sơ đề án cả nước có 34 tỉnh thành, 3.321 xã phường
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố