Mức giá điều chỉnh khi áp dụng thuế giá trị gia tăng là 10% cụ thể như sau:
Đối với
Việc điều chỉnh giá vé trạm thu phí Km93+160 nhằm đảm bảo phương án tài chính của dự án và nâng cao chất lượng vận hành, bảo trì tuyến đường cao tốc.
Theo tìm hiểu cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng chiều dài 64 km, từ điểm đầu tại Km45+100 (giao cắt với Quốc lộ 1 tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đến điểm cuối tại Km109+660, kết nối với điểm cuối dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức BOT (thuộc TP. Bắc Giang) trong Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Từ khi đưa vào khai thác năm 2020 đến nay, tuyến cao tốc đã phục vụ hơn 10 triệu lượt phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt, trong khi tuyến QL1 đã phục vụ hơn 17 triệu lượt, đảm bảo giao thông ổn định.
Liên quan đến dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, nhiều chuyên gia đánh giá đây là một trong những công trình BOT có số phận “truân chuyên” bậc nhất xét cả quá trình triển khai và thu phí hoàn vốn khi có tới 3 lần đổi chủ đầu tư.
Tại Thông báo số 09 vào tháng 1/2020 của Kiểm toán nhà nước thì theo phương án tài chính ban đầu, dự án được thu phí hoàn vốn tại 2 trạm trên Quốc lộ 1 (tại Km 24+800 và Km93+160) và các trạm trên tuyến cao tốc, dự kiến doanh thu là 93 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai do nhiều nguyên nhân nên sau đó doanh thu thu phí của dự án còn khoảng 30 tỷ đồng/tháng, đạt khoảng 32% phương án tài chính ban đầu.
![]() |
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Ảnh: BĐ. |
Doanh thu thực tế từ khi thu phí ngày 1/6/2018 đến hết tháng 6/2024 của tuyến cao tốc và trạm thu phí Km93+160, Quốc lộ 1 đạt 1.905,4 tỷ đồng, tương đương 41,6% giá trị lũy kế dự kiến theo hợp đồng. Việc này dẫn đến thâm hụt dòng tiền hoàn vốn của dự án nên dự án không đủ chi trả gốc và lãi phát sinh đối với ngân hàng cho vay vốn.
Ngoài ra, việc chưa hoàn thành dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT để kết nối đồng bộ thông tuyến đến TP. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị theo kế hoạch; ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với các cửa khẩu dẫn đến tốc độ tăng trưởng lưu lượng và phân bổ lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc không đảm bảo như dự báo trong phương án tài chính được phê duyệt.