Nghỉ lễ 30-4 và 1-5 không còn là dịp nghỉ ngơi, nhiều sinh viên tranh thủ làm thêm để 'cày cuốc', kiếm tiền triệu.
Mục lục
Nhiều sinh viên làm thêm ở rạp chiếu phim, nhà hàng, trung tâm thương mại có thu nhập cao hơn ngày thường - Ảnh: BÍCH NGÂN
Không về quê nghỉ Hết rồi thời cơm thêm miễn phí, sinh viên 3 triệu xài không đủ, người đi làm 8 triệu không có dưXa dần cơm sinh viên 20.000 đồng, tiền ăn 'đua' theo giá cơm văn phòngSinh viên đi làm thêm bỗng thành 'chủ' với thu nhập vài trăm triệu/tháng
Năm nay, Hiếu kiêm nhiệm nhiều vị trí, từ bán vé, bắp, nước uống đến soát vé để "chạy sô" cho kịp lượng khách tăng vọt.
"Mỗi ngày tôi kiếm khoảng 700.000 đồng, số tiền này giúp tôi tự trang trải sinh hoạt phí ở Hà Nội mà không phải xin thêm gia đình", Hiếu nói.
Hiếu quê ở Lào Cai nhưng từ khi học đại học đến nay, mỗi kỳ nghỉ lễ đều chọn ở lại Hà Nội vì chi phí về quê cao (cách nơi trọ khoảng 300km), lại mất thời gian đi lại.
"Tính sơ sơ cả đi lẫn về cũng hết nửa triệu đồng, chưa kể chen chúc, giá vé tăng. Tôi chọn làm xuyên lễ rồi nghỉ bù sau cho đỡ tốn kém", Hiếu nói.
Thay vì làm cố định trong quán xá, Ngọc Thắng (22 tuổi, Trường Đại học Giao thông vận tải) lại chọn làm shipper thời vụ dịp lễ.
Từ 9h đến 19h, Thắng rong ruổi khắp các con đường ở Hà Nội. Thu nhập có thể hơn 1 triệu đồng/ngày, tùy số đơn và khoảng cách.
"Có hôm chạy tới 22h, đói lả người nhưng kiếm được kha khá, tôi lại tự nhủ ráng mấy hôm", Thắng bộc bạch.
Nhiều địa điểm vui chơi giải trí, ăn uống đông nghịt khách trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 - Ảnh: HOÀI LINH
Chủ quán chi mạnh giữ chân nhân viên cũ
Nhu cầu giải trí, ăn uống tăng cao trong dịp lễ khiến nhiều hàng quán phải tăng ca, tăng nhân viên phục vụ. Đổi lại, mức lương thưởng cũng tăng mạnh.
Anh Vũ - chủ quán cà phê ở phố Đường Thành (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - cho biết doanh thu dịp lễ có thể tăng gấp 2-3 lần ngày thường nên không ngại tăng lương gấp 2-3 lần cho nhân viên pha chế, phục vụ.
"Ngoài lương, tôi còn thưởng thêm vào cuối lễ. Giữ người quen vẫn hiệu quả hơn là đào tạo người mới trong lúc đông khách", anh nói.
Cùng quan điểm, chị Minh Phương - chủ hàng bánh ở Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) cho thuê người mới vào dịp lễ thường không hiệu quả.
"Khách đông, đơn dồn, nhưng bạn mới thì phải đào tạo từ đầu, chậm việc là không tránh khỏi. Thế nên tôi cố giữ chân nhân viên cũ, thiếu lắm mới tuyển thêm", chị chia sẻ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Quang Thành - phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - cho biết sau Tết, nhiều lễ hội được tổ chức, khiến nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, lưu trú ăn uống.
Đây là cơ hội tốt cho người lao động, học sinh và sinh viên tìm kiếm việc làm thêm, tăng thêm thu nhập tại các quán cà phê, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, khu vui chơi...
Nắm bắt được xu hướng này, trung tâm thường xuyên tổ chức kết nối, giới thiệu việc làm, giúp người lao động nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.
Dù mức lương không cố định, ông Thành nhấn mạnh người lao động cần lưu ý mức lương tối thiểu theo giờ vùng 1 tại các quận trung tâm ở Hà Nội hiện hành là 23.800 đồng/giờ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Làm ngày lễ hưởng ít nhất 300% lương
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Lê Đức Thọ, Văn phòng luật sư Đức Thọ và cộng sự, cho biết người lao động sẽ hưởng thêm tiền lương nếu đi làm dịp nghỉ lễ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4.
Theo đó, người làm thêm ngày lễ hưởng ít nhất 300% lương (trong đó 100% là thu nhập chịu thuế, 200% thu nhập không chịu thuế).
Ví dụ, sinh viên Nguyễn Văn A có lương 50.000 đồng/giờ và bình thường làm trong 8 tiếng/ngày thì tiền lương ca ngày khi làm ngày 30-4 là 50.000 đồng x 300% x 8h = 1,2 triệu đồng.
Nếu tăng ca vào ban ngày, tiền lương bổ sung vẫn tính theo công thức này.
Sinh viên làm thêm cuối năm, qua rồi thời 'sang chảnh'?
Đã qua rồi cái thời 'sang chảnh' sinh viên chỉ làm gia sư, phụ quán cà phê, trông shop quần áo thời trang..., sinh viên của tôi chấp nhận làm thêm mọi việc, miễn là kiếm tiền chân chính.
TPO - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, một sự kiện đầy ý nghĩa vừa được khởi xướng bởi runner Nguyễn Thị Ánh Tuyết - người về nhì cự ly 10km nữ phong trào của Tiền Phong Marathon 2025 - cùng cộng đồng chạy bộ, khi vẽ nên bản đồ Tổ quốc bằng những bước chân của niềm tự hào và tình yêu nước nồng nàn.
TPO - Chiếm đoạt tiền của vận động viên, Tôn Quý Hòa - Huấn luyện viên trưởng bộ môn Đá cầu tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Nghệ An, bị khởi tố.
Thời khắc hòa bình vào trưa ngày 30-4-1975 tại Tổng hành dinh Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ở Hà Nội và ở Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại miền Nam vô cùng đặc biệt.
TPO - Chương trình nghệ thuật đặc biệt Rạng rỡ non sông Việt Nam, diễn ra sáng 30/4 tại TPHCM, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với quy mô hoành tráng, chương trình tái hiện hành trình hào hùng của dân tộc qua những tiết mục được dàn dựng công phu, kết hợp giữa các thế hệ nghệ sĩ, từ những tên tuổi gạo cội đến gương mặt trẻ đại diện cho sức sống mới của âm nhạc Việt Nam.
TPO - Sau đại lễ 30/4, hàng trăm tình nguyện viên và người dân nán lại thu gom rác trên các tuyến đường trung tâm TPHCM. Hành động đẹp sau hơn 12 tiếng xếp hàng, ngủ vỉa hè chờ xem diễu binh thể hiện ý thức cộng đồng và sự trân trọng với ngày lễ trọng đại của dân tộc.
TPO - Tối nay (30/4), tại TPHCM, diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Đặc biệt, 30 điểm bắn pháo hoa khắp thành phố đã tạo nên "đại tiệc" đặc sắc và lớn nhất từ trước tới nay, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hòa chung không khí hân hoan, tự hào của nhân dân cả nước chào mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đúng vào ngày 30/4/2025 , Vietcombank chính thức khai trương Phòng chờ dành cho Khách hàng Ưu tiên (Vietcombank Priority Lounge) tại Nhà ga T3, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
TPO - Nhiều nghệ sĩ như NSND Kim Xuân, Tiến Luật, Quang Tuấn, các hoa hậu Tiểu Vy, Huỳnh Thị Thanh Thủy vinh dự tham gia khối diễu hành sáng 30/4 xúc động, tự hào, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Chương trình diễn ra tại đường Lê Duẩn, quận 1, TPHCM.
TPO - Ý kiến nêu trên được ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định trao đổi tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII mới đây.