Ngại phức tạp, sợ chi phí
Hơn 10 năm buôn bán văn phòng phẩm, chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nội) nhiều lần nghĩ đến chuyện mở rộng sang in ấn, rồi đăng ký thành lập
Các hộ kinh doanh lâu nay vận hành đơn giản, ít ràng buộc về thủ tục và sổ sách.
Hiện cả nước có hơn 5 triệu hộ kinh doanh, ước tính đóng góp khoảng 30% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo việc làm cho hàng chục triệu lao động.
Làm so sánh đơn giản có thể thấy, hộ kinh doanh phổ biến đối với người dân Việt Nam đến mức nào. Bình quân, cứ khoảng 20 người dân Việt Nam thì có 1 người khởi nghiệp và kiếm sống bằng hình thức hộ kinh doanh, tương ứng 1 hộ kinh doanh/20 người dân. Hiện doanh nghiệp cả nước là hơn 940.000, tương ứng khoảng 106 người dân thì có 1 doanh nghiệp.
Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, giai đoạn 2018-2020, dù có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng cả nước chỉ có 1.875 doanh nghiệp thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Trong số này, Thanh Hóa có hơn 1.000 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, Bến Tre có 247 hộ, Thừa Thiên Huế có 40 hộ… Khoảng 80% hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, dù được hiểu là “nhỏ lẻ” nhưng thực tế cho thấy không ít hộ kinh doanh có quy mô doanh thu đáng kể.
![]() |
Từ 1/6, hộ kinh doanh có doanh thu lớn buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối trực tiếp với cơ quan thuế. |
Theo số liệu mới nhất từ Cục Thuế, hiện cả nước có khoảng 37.000 hộ kinh doanh đạt doanh thu năm trên 1 tỷ đồng. Từ ngày 1/6 tới, nhóm này bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Như vậy, từ năm 2026, thuế khoán sẽ chính thức được xóa bỏ đối với cá nhân và hộ kinh doanh. Cùng lúc, nhiều ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được đưa ra theo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển