Sữa non 'thần kỳ' giá trên trời 'bẫy' người bệnh

Admin

Nhiều người bệnh cho biết quá mệt mỏi khi bị bủa vây bởi những quảng cáo sữa non, sữa thần dược thổi phồng cả chất lượng và giá.

Mệt mỏi với sữa 'thần kỳ', giá trên trời - Ảnh 1.

Nhiều bệnh nhân được mời chào mua sữa, cần nhờ bác sĩ chuyên môn tư vấn - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Những lời quảng cáo "có cánh" về lợi ích cho sức khỏe để bán

Bác sĩ Trần Thị Mỹ Linh, khoa dinh dưỡng Bệnh viện C Đà Nẵng, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: NVCC

Cần tư vấn của bác sĩ

ThS.BS Trần Thị Thanh - phụ trách khoa dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng - cho biết đa số bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng do ảnh hưởng của việc thiếu năng lượng, thiếu đạm trong khẩu phần ăn và bị hội chứng suy mòn do khối u gây ra, dẫn đến sụt cân và teo cơ.

Trong khi đó nhiều bệnh nhân vì tin lời quảng cáo thổi phồng về công dụng, đã chi số tiền lớn để mua loại sữa không phù hợp nhóm người bệnh ung thư.

Bác sĩ Thanh dẫn ra trường hợp sữa A. mà nhiều người bệnh mua, xét thành phần sữa cho năng lượng và đạm rất thấp, trong khi người bệnh lại bỏ ra số tiền quá lớn để mua và không còn tiền để mua loại phù hợp cho bệnh của họ. Tình trạng suy dinh dưỡng vì thế nghiêm trọng hơn.

Về mặt khoa học, các chuyên gia khuyến cáo đối với bệnh nhân ung thư tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, hình thức điều trị và bệnh lý mạn tính kèm theo mà có chọn lựa phù hợp.

Nếu không có bệnh lý mạn tính kèm theo thì nên chọn các dòng sữa có năng lượng cao (ít nhất 1kcal/1ml) và đạm cao (trên 4g/100ml); có bổ sung một số cơ chất đặc biệt như EPA (một trong hai thành phần của omega-3) để giữ cân nặng, cải thiện khối cơ và cải thiện cảm giác ngon miệng cho người bệnh.

Đây là ba khuyến cáo có căn cứ khoa học rõ ràng, vì vậy người mua nên xem thành phần ghi trên hộp sữa để lựa chọn loại sữa phù hợp.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thanh cũng khuyến cáo sữa chỉ là một phần nhỏ trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư. Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân vượt qua điều trị và thích nghi với cuộc sống sau điều trị.

"Tốt nhất bệnh nhân và người nhà nên tìm đến bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để được tư vấn phù hợp với tình trạng bệnh của mình bởi vì mỗi giai đoạn điều trị khác nhau, bệnh nhân khác nhau thì có những chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Nếu tình trạng dinh dưỡng không cải thiện, bệnh nhân có thể phải gặp bác sĩ dinh dưỡng để được can thiệp dinh dưỡng y tế như dinh dưỡng qua sonde hoặc truyền dinh dưỡng tĩnh mạch.

Không phải tất cả bệnh nhân ung thư đều cần bổ sung sữa, nhưng nếu có bệnh và suy dinh dưỡng, nên chọn các dòng sữa theo bệnh lý và có ghi rõ bên ngoài hộp "thực phẩm dinh dưỡng y học" - tức đây là những loại sữa dành trong y tế và có nghiên cứu lâm sàng để đảm bảo an toàn" - bác sĩ Thanh nói.

Bác sĩ Trần Thị Mỹ Linh - khoa dinh dưỡng, Bệnh viện C Đà Nẵng - cho rằng trên phương diện dinh dưỡng, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung đường miệng (ONS: oral nutritional supplements) có nghiên cứu lâm sàng và được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhằm bổ sung thiếu hụt về dinh dưỡng bao gồm năng lượng, các chất dinh dưỡng đại lượng hoặc vi lượng.

Tuy nhiên, ONS cũng chỉ là sản phẩm bổ sung, quan trọng vẫn là chế độ ăn đa dạng, cân đối, đầy đủ năng lượng, kết hợp chế độ luyện tập sinh hoạt phù hợp để đạt hiệu quả dinh dưỡng tối ưu. Không phải sản phẩm sữa nào cũng là ONS.

"Trước khi sử dụng một loại sữa hay bất kỳ sản phẩm nào, người bệnh và thân nhân cần nắm rõ ba vấn đề. Thứ nhất là dinh dưỡng bổ sung đường miệng cũng có chỉ định và chống chỉ định.

Thứ hai, cần sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ tình trạng sức khỏe, nhu cầu của cơ thể người dùng trước khi sử dụng. Thứ ba, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm, ví dụ về năng lượng, đạm, đường, béo, chỉ số đường huyết... Từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu cơ thể", bác sĩ Linh nói.

Bác sĩ Linh cũng đưa ra lời khuyên trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm, người tiêu dùng cần tỉnh táo và thông thái để lựa chọn đúng loại, sử dụng đủ liều lượng, từ đó tận dụng tối đa lợi ích của sản phẩm dinh dưỡng đường miệng, không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hiện tại.

Đặt dấu chấm hỏi về khái niệm "sữa non"

Bác sĩ Trần Thị Thanh cho hay hiện khái niệm "sữa non" đang được nhiều hãng sữa và người bán truyền thông mạnh mẽ, xem như "thần dược" cho người bệnh với lời quảng cáo nâng cao miễn dịch giúp chống lại ung thư.

"Theo tôi biết, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh kháng thể trong sữa non của bò khi uống vào làm tăng kháng thể IgG của người, do đó không đủ dữ liệu chứng minh nâng cao miễn dịch cho bệnh nhân. Khi uống vào thì kháng thể đó cũng như protein bình thường, sẽ được hệ tiêu hóa của cơ thể hấp thu vào để sinh năng lượng", bác sĩ Thanh nói.

Mệt mỏi với sữa 'thần kỳ', giá trên trời - Ảnh 3.Sự thật 'sữa trị tiểu đường' được Cát Tường, Quyền Linh quảng cáo

Nghệ sĩ Cát Tường, Quyền Linh mạnh miệng tuyên bố uống sữa non Diasure sẽ không còn lo tiểu nhiều, tiểu đêm; ngăn đường huyết cao chót vót và cả các biến chứng nguy hiểm phải cắt chân, suy thận, mù mắt, đột quỵ...