GS người Nhật Hibino Terutoshi sang Việt Nam nhiều lần để tìm hiểu xem thử có phải sushi có nguồn gốc từ Việt Nam hay không.
Mục lục
GS Hibino Terutoshi có hơn 35 năm nghiên cứu về sushi - Ảnh: DANH KHANG
GS Hibino Terutoshi đang công tác tại Đại học Aichi Shukutoku, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ông Hibino có hơn 35 năm nghiên cứu về sushi, cũng là chuyên gia hiếm hoi đào sâu về món ăn mang tính biểu tượng của đất nước này.
Ông sang Việt Nam làm giám tuyển cho triển lãm Tôi yêu
Sushi ngày nay có nhiều biến thể đa dạng - Ảnh: DANH KHANG
Thậm chí ngày nay, người ta vẫn có thể tìm thấy nhiều hình thái nare-zushi (sushi lên men) khác nhau ở khu vực này, nơi có truyền thống trồng lúa nước lâu đời.
Cá có thể được đánh bắt trên ruộng lúa và các con kênh xung quanh. Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước có thể bảo quản chúng bằng cách ướp muối và ủ trong cơm hấp chín để kích hoạt quá trình lên men axit lactic.
Có người nói, Việt Nam không phải là nơi khởi nguồn, cũng không có món sushi cổ nên ông từng sang Việt Nam nhiều lần trước đây để tìm hiểu xem "có đúng như vậy không".
Vậy Việt Nam có phải là nơi khởi nguồn của món sushi cổ (tức narezushi - cá lên men)?
Sushi Nhật Bản vượt ra khỏi biên giới, chinh phục nhiều thực khách trên toàn thế giới - Ảnh: DANH KHANG
Có một số manh mối
Ông kể ông từng đi thực địa ở Campuchia, một số khu vực phía Nam của Việt Nam.
Thực tế cho thấy ở đó có một số món ăn giống với sushi cổ. Chẳng hạn món mắm bò hóc (sử dụng cơm nấu chín ủ với cá - PV) ở Trà Vinh. Ông cũng đã có một báo cáo về điều này.
Khi ông nói ra điều đó, có người phản hồi, đó là món ăn của người Khmer từ Campuchia mang sang, nên không thể nói sushi cổ nằm trong ẩm thực Việt.
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của sushi - Ảnh: DANH KHANG
Ông chấp nhận phản hồi đó và quyết định tiếp tục đi thực địa ngược lên vùng miền núi phía Bắc Việt Nam để xem có món ăn nào giống thế không.
Khi trao đổi với một số nhà nghiên cứu ẩm thực của Việt Nam, ông được biết một số vùng miền núi ở miền Trung Việt Nam, chẳng hạn Phước Sơn (Quảng Nam) hoặc vùng núi phía Bắc như Tuyên Quang, dân tộc thiểu số có tập tục ủ cá chua.
Như vậy có thể có manh mối ở phía Bắc Việt Nam có tập tục ủ cá lên men. Có lẽ nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản chưa biết điều này.
GS Hibino Terutoshi nói ông cứ ngỡ việc nghiên cứu này đã kết thúc, nhưng với những manh mối mới, ông sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Xem thêm sushi tại triển lãm Tôi yêu sushi:
Triển lãm mở tới hết ngày 5-5 - Ảnh: DANH KHANG
Sushi sugata-zushi sử dụng cá hương (cá thơm) được chế biến bằng cách thêm giấm vào cơm trắng để đạt được độ chua của sushi, giúp quy trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, không lên men - Ảnh: DANH KHANG
Sushi Oshinuki-zushi được làm từ nhiều hình dạng khác nhau. Cô dâu về nhà bố mẹ đẻ làm Oshinuki-zushi mang về gia đình chồng làm quà nhằm củng cố mối liên kết giữa hai gia đình - Ảnh: DANH KHANG
Sushi izushi là một loại nare-zushi (nama-nare) có rau và mốc gạo koji trộn với cơm và cá để lên men vùng Hokkaido, là món ăn phổ biến dịp năm mới - Ảnh: DANH KHANG
Nigiri-Zushi là loại sushi mới phục vụ cho ăn nhanh có từ khoảng những năm 1820. Ngày nay, nigiri là thứ mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nói về sushi, nhưng sushi có lịch sử lâu đời và trong số nhiều dạng sushi khác nhau, nigiri thực ra là loại mới nhất - Ảnh: DANH KHANG
Không giống như cá sugata-zushi nguyên con, Bo-zushi không sử dụng phần đầu và đuôi cá. Cá phi lê được ép vào một thanh cơm trắng, thường được ăn trong dịp lễ hội hoặc lễ kỷ niệm khác - Ảnh: DANH KHANG
Maki-zushi nhanh chóng trở nên phổ biến như một món ăn đơn giản và rẻ tiền. Lớp phủ bao quanh cơm và nhân thường là nori, một loại rong biển phơi khô thành từng tấm và ăn được - Ảnh: DANH KHANG
Sushi có lẽ là ví dụ điển hình nhất về washoku (ẩm thực truyền thống Nhật Bản), có lịch sử hơn 1.200 năm với nhiều biến hóa đa dạng về hình thức, cách làm.
Món sushi cổ thời đó rất khác với món sushi mà chúng ta biết ngày nay. Nó được làm bằng cách đặt cá muối vào bồn hoặc xô gỗ cùng với cơm đã nấu chín rồi ủ trong vài tháng.
Món sushi ngày nay sử dụng cơm trộn giấm, nhưng không một giọt giấm nào được thêm vào món sushi thời kỳ đầu này. Tuy nhiên, nó có vị chua do cơm lên men.
"Ngoài sushi dạng nắm, còn có sushi dạng nén; và thế giới sushi đa dạng hơn rất nhiều", GS Hibino Terutoshi nói.
Sushi Việt lên ngôi
TTXuân - Nghĩ đến ẩm thực Nhật, mọi người nhắc đến sushi, món ăn đặc sắc truyền thống riêng của xứ sở Phù Tang. Tuy vậy, ở thủ đô Berlin của nước Đức, nhắc đến sushi, mọi người nghĩ đến… người Việt.
Trong một con hẻm yên tĩnh ở phường Phú Thọ (quận 11 cũ), TP.HCM, tiệm pizza của Phú thân thiện như một quán ăn gia đình, nơi người thợ bánh trẻ đặt tâm huyết vào từng mẻ bánh thủ công.
Tối 27-7, Thiếu Lâm Tự chính thức ra thông báo xác nhận trụ trì Thích Vĩnh Tín đang bị điều tra do liên quan đến hành vi vi phạm hình sự. Thông tin này xuất hiện sau khi mạng xã hội lan truyền tin ông bị cơ quan chức năng đưa đi điều tra.
Một bài đăng trên mạng xã hội gần đây quảng bá công thức Ayurveda để điều trị ung thư giai đoạn IV. Thông tin này không chỉ gây hiểu nhầm mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cơn lũ đêm 22/7, đã cuốn trôi hơn 50 ngôi nhà của bản Xiềng Tắm, xã Mỹ Lý, tỉnh Nghệ An. Giờ đây chỉ còn lại những hình ảnh nhói lòng, người dân đang cố tìm lại những tài sản vùi trong lớp đất cát.
Trường đại học Sài Gòn bất ngờ công bố bỏ xét tuyển phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM với 5 ngành vì không quy đổi điểm được.
Với đặc tính dễ trồng, thu hoạch quả được giá - cây sim đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các hộ dân ở thôn Quảng Hòa, xã Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Nếu xem nhà ở xã hội là một chính sách an sinh đặc biệt, cần coi nó tương đương với những chính sách đã thể hiện rõ tính nhân văn, chăm lo thiết thực cho đời sống người dân như miễn học phí, khám sức khỏe miễn phí.
Sau khi nhặt được số tiền 45 triệu đồng trên đường, chị Trang đã đến Công an phường Phú Xuân, Tp.Huế để trình báo và trao trả lại cho người không may đánh rơi.
Luật sư của Công ty CP nhựa Bình Minh vừa gửi kiến nghị giám đốc thẩm, đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án phúc thẩm vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty CP nhựa Bình Minh và Công ty CP nhựa Bình Minh Việt.