Tán sỏi thận bằng laser qua da cho 2 bệnh nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long

Admin

Việc lựa chọn phương pháp tán sỏi qua da giúp bệnh nhân không phải đi xa, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Tán sỏi thận bằng laser qua da cho 2 bệnh nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Các y bác sĩ đang tán sỏi thận qua da cho bệnh nhân Thi - Ảnh: NGỌC CƯỜNG

Ngày 27-5, bác sĩ Nguyễn Trung Kiên - giám đốc Bệnh viện Quân y 120 (Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Quân khu 9), tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang - cho biết lần đầu tiên bệnh viện phối hợp các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM triển khai thành công kỹ thuật tán sỏi thận qua da cho 2 bệnh nhân.

Theo ông Kiên, đây là bước tiến trong công tác Lần đầu tiên áp dụng thành công kỹ thuật tán sỏi qua da - Ảnh 2.Ghép thận tự thân cứu sống bệnh nhân bị biến chứng khi tán sỏi thậnĐỌC NGAY

Hai bệnh nhân được tán sỏi thận qua da là bà Thi (57 tuổi, quê Bến Tre) và ông Liêm (62 tuổi, quê Tiền Giang). Cả hai nhập viện với triệu chứng đau quặn thận dữ dội. 

Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy bà Thi thận trái ứ nước độ 1, có sỏi thận với kích thước 13x20x17mm và ông Liêm có sỏi thận phải với kích thước 37x29x24mm.

Sau khi hội chẩn với khoa tiết niệu - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và ê kíp khoa ngoại chung, Bệnh viện Quân y 120, các bác sĩ đã quyết định áp dụng kỹ thuật tán sỏi qua da cho cả hai trường hợp.

Bác sĩ Đỗ Anh Toàn - trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đồng thời là trưởng kíp - chia sẻ hai ca điều trị diễn ra khá thuận lợi, thời gian chọc kim để tạo đường hầm vào thận chỉ khoảng 10 phút. 

Việc tán sỏi bằng laser mất khoảng 15 phút và kiểm tra trên hình ảnh X-quang trong lúc mổ cho thấy sỏi đã được loại bỏ hoàn toàn.

"Sau đó chúng tôi tiến hành khâu vết mổ thường quy. Toàn bộ cuộc phẫu thuật gói gọn trong khoảng 45 phút. Đây là những trường hợp khá thuận lợi trong điều trị sỏi thận. Sau phẫu thuật tình trạng 2 bệnh nhân đều ổn định", bác sĩ Toàn nói.

Theo bác sĩ Kiên, để thực hiện tốt kỹ thuật này, bệnh viện đã cử các bác sĩ khoa ngoại đi tập huấn bài bản tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trước khi tiến hành phối hợp tán sỏi qua da ca đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 120.

Trong thời gian tới, với sự chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Quân y 120 sẽ làm chủ hoàn toàn kỹ thuật này để phục vụ bệnh nhân tốt hơn.

Lần đầu tiên áp dụng thành công kỹ thuật tán sỏi qua da - Ảnh 5.Tán sỏi đường mật qua da bằng laser - bước tiến thay thế phương pháp mổ mở

PGS.TS.BS Phạm Đức Huấn, giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - gan mật (Bệnh viện Vinmec Times City), vừa cho biết ông cùng êkip bác sĩ tại trung tâm hiện đang tiếp nhận nhiều ca bệnh sỏi mật nguy cấp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề