Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.
Mục lục
Thói quen mút ngón tay nếu kéo dài có thể ảnh hưởng răng, hàm... của trẻ - Ảnh minh họa
Mút ngón tay là hành động tự nhiên, xuất hiện ngay từ trong bụng mẹ, được các chuyên gia gọi là phản xạ mút. Thống kê cho thấy từ 25-50% trẻ 3-6 tuổi có thói quen này, và phần lớn sẽ tự chấm dứt trước 5 tuổi.
Tuy nhiên nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục, mút ngón tay có thể ảnh hưởng không tốt đến
• Trẻ mút tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi mệt mỏi, buồn ngủ, lo lắng hoặc ở một mình.
• Ngón tay thường mút có dấu hiệu sưng, dẹt, đỏ hoặc bong tróc vảy.
• Nhìn trong miệng thấy răng cửa trên vểnh ra, răng dưới cụp vào, có khe hở giữa hai hàm, răng mọc lệch, thậm chí trẻ nói ngọng.
• Đã qua 5 tuổi mà trẻ vẫn duy trì thói quen mút tay đều đặn.
Nếu thói quen mút ngón tay chấm dứt trước khi mọc răng cửa vĩnh viễn (khoảng 6-7 tuổi), đa phần các bất thường về răng sẽ tự điều chỉnh lại khi răng mọc mới. Nếu trẻ vẫn tiếp tục mút ngón tay khi răng vĩnh viễn đã mọc, cần sự can thiệp của bác sĩ răng hàm mặt.
Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ bỏ thói quen mút ngón tay?
Mục đích điều trị: Cải thiện chức năng nhai, cải thiện chức năng thẩm mỹ, tránh nhỏ răng tiền hàm vĩnh viễn nếu có chênh lệch xương ổ răng-răng, tạo điều kiện trưởng thành cho động tác nuốt, giúp lưỡi có tư thế sinh lý đúng.
Thông thường trẻ tự bỏ thói quen mút ngón tay nếu gia đình nhắc nhở, nếu trẻ không bỏ được thói quen này, nha sĩ nên nói chuyện trực tiếp với trẻ về thói quen. Trường hợp phải áp dụng các biện pháp điều trị thì thời điểm thích hợp là 4-6 tuổi.
Tuy nhiên với những trẻ vừa trải qua stress hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nơi ở hay chuyển trường thì nên hoãn điều trị. Khi thói quen đã được loại bỏ trước khi các răng cửa mọc hoàn toàn, độ cắn chìa, cắn hở sẽ tự điều chỉnh trong quá trình mọc răng.
Nguyên tắc quan trọng nhất: Không trách phạt, không gây áp lực mà phải đồng hành, động viên và khích lệ trẻ!
Các biện pháp điều trị cụ thể có thể là:
1. Giải thích, động viên trẻ: Trò chuyện nhẹ nhàng, giải thích cho trẻ biết vì sao cần bỏ thói quen mút tay, nếu có thể, hãy lấy ví dụ hoặc cho trẻ xem hình ảnh hậu quả.
2. Treo thưởng: Đặt ra mục tiêu nhỏ (ví dụ: một ngày không mút tay được thưởng 1 ngôi sao, 7 ngôi sao sẽ được phần thưởng lớn hơn). Sự khích lệ tích cực rất hiệu quả.
3. Nhắc nhở nhẹ nhàng: Khi thấy trẻ mút tay, hãy nhắc trẻ đổi sang việc khác (ôm thú bông, cầm đồ chơi…).
4. Bôi chất gây vị lạ lên ngón tay: Có thể dùng nước chanh, tinh dầu đắng, hoặc các sản phẩm dành cho trẻ em để bôi lên ngón thường mút, tạo cảm giác lạ, giúp trẻ nhớ không nên mút.
5. Đeo bao tay, băng ngón tay: Đặc biệt vào ban đêm hoặc lúc trẻ ở một mình, giúp trẻ giảm dần hành động đưa tay lên miệng.
6. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả: Tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể làm các khí cụ đặc biệt đặt trong miệng để ngăn trẻ mút tay, kết hợp điều chỉnh lại các răng đã mọc lệch.
7. Trường hợp đặc biệt: Nếu trẻ có vấn đề tâm lý kèm theo (stress, trầm cảm, hội chứng phát triển…), cần phối hợp điều trị với chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ nhi khoa.
Lời khuyên từ chuyên gia
• Mút ngón tay là một phản xạ sinh lý bình thường, đừng vội trách phạt con trẻ.
• Nếu thói quen này kéo dài sau 5 tuổi hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường về răng, hàm, hãy đưa trẻ đi khám chuyên khoa răng hàm mặt càng sớm càng tốt.
• Sự kiên nhẫn, đồng hành, khích lệ của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ từ bỏ thói quen này.
Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nam California cho thấy trẻ em tiêu thụ nhiều đường từ 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn rõ rệt trong những thập kỷ sau đó.
TPO - Tình tiết mới trước giờ tuyên án vụ án Phúc Sơn; Nhật Bản sơ tán người dân sau khi đón hơn 1000 trận động đất; Bị tố nhập lậu cầu thủ để thắng Việt Nam, Chủ tịch bóng đá Malaysia nói gì?... là những thông tin nổi bật của Tiêu Điểm Tuần này!
TPO - Dự án CT6C Kiến Hưng do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu BEMES làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chủ đầu tư có phát sinh các vi phạm, đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm nên nhiều căn hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận.
Mang đậm dấu ấn kiến trúc Địa Trung Hải và tọa lạc tại trái tim đô thị đảo nghỉ dưỡng Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng), Isla Bella đang là điểm đến đầu tư khuấy đảo thị trường phía Bắc. Sức nóng của dự án càng gia tăng với loạt cú hích: thành phố Hải Phòng mới chính thức vận hành cùng thời điểm VinWonders Vũ Yên khai trương (1/7), cầu Hoàng Gia thông xe (15/7)…
Nam diễn viên người Úc lịch lãm Julian McMahon, nổi tiếng qua loạt vai diễn nổi bật trong các series FBI: Most Wanted, Charmed, Nip/Tuck và hóa thân loạt phim Fantastic Four đầu những năm 2000, đã qua đời ở tuổi 56.
TPO - Sáng nay (4/7), Sở GD&ĐT Hà Nội họp xét duyệt điểm chuẩn lớp 10 năm học 2025-2026. Trong lúc Sở này chưa công bố kết quả, mạng xã hội lan truyền điểm chuẩn một số trường khiến phụ huynh "đứng ngồi không yên".
TPO - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Văn Lâu yêu cầu, các sở ngành, địa phương phải linh hoạt giải quyết công việc sau sáp nhập hành chính, không thể chờ đủ mọi thứ mới làm. Cần Thơ tạm thời áp dụng ba bảng giá đất cũ của 3 tỉnh thành trước sáp nhập để tháo gỡ ách tắc thủ tục đất đai, đồng thời khẩn trương thành lập Văn phòng đăng ký đất đai TP. Cần Thơ, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp kịp thời.
TPO - Viện kinh tế Tài nguyên và Môi trường kiến nghị xem xét điều chỉnh tăng chiều cao công trình xây dựng ít nhất thêm một tầng. Điều này nhằm mục đích tăng tỷ lệ sử dụng đất xây dựng trong bối cảnh đô thị hóa tăng thêm hạ tầng giao thông trong 5 năm qua, không gây áp lực về lưu thông trong khu đô thị.
TPO - Lễ bốc thăm chia bảng Cúp C1 Đông Nam Á mùa giải mới vừa diễn ra ở Bangkok, Thái Lan. Kết quả bốc thăm mang tới tin không vui cho nhà đương kim vô địch Việt Nam, Thép Xanh Nam Định.
TPO - Dù sáp nhập TPHCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thành TPHCM mới nhưng từ ngày 1/7 đến 31/12 tiếp tục áp dụng bảng giá đất đã được ban hành tại từng địa phương trước khi sáp nhập.