Làng nghề bánh chưng ở |
Cận Tết Nguyên đán, làng bánh chưng Vĩnh Hòa (xã Đông Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) lại tất bất vào vụ lớn nhất trong năm. Bánh ở làng nghề này sản xuất quanh năm, nhưng vụ Tết là lớn nhất khi đơn hàng tăng gấp 4-5 lần so với ngày thường. |
Bánh chưng được gói từ lá dong và lót thêm 1 lớp lá chuối bên trong để bánh thêm chắc, chặt. Vì sản xuất số lượng lớn nên các cơ sở sản xuất |
Năm nay, cơ sở của anh Hạnh nhận gói 10 nghìn chiếc bánh nên cơ sở phải mua hàng vạn chiếc lá. Để việc gói bánh được suôn sẻ, anh Hạnh thuê thêm thợ, chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu rồi bắt đầu gói bánh từ ngày 26 đến 29 tháng Chạp. Sau khi hoàn tất, bánh được anh Hạnh gửi đi giao cho khách. “Năm nay các nguyên vật liệu đều tăng giá hơn so với mọi năm khoảng 10% nên làm bánh không còn lời lãi nhiều. Nghề truyền thống nên chủ yếu lấy công sức làm lãi”, anh Bùi Đức Hạnh (chủ cơ sở bánh chưng Hạnh Tình) nói. |
Dịp Tết Ất Tỵ 2025, cơ sở bánh Khánh Châu của bà Hoàng Thị Châu (51 tuổi) nhận gói 15 nghìn chiếc bánh. Trong đó cao điểm từ ngày 20-29 tháng Chạp gói khoảng 10 nghìn chiếc bánh. |
Để kịp sản xuất bánh giao cho khách, cơ sở của bà Châu phải thuê 5 thợ về làm với mức thù lao khoảng 300-400 nghìn đồng/1 ngày. Đối với thợ tay nghề cao sẽ được trả mức thù lao từ 500-700 nghìn đồng. |
Bánh chưng Vĩnh Hòa nổi tiếng bởi chất lượng, vị thơm ngon và độ dẻo khác biệt so với bánh được sản xuất ở nơi khác. Để làm nên được hương vị riêng là nhờ vào các nguyên liệu làm bánh được người dân tuyển chọn kỹ lưỡng từ lá gói cho đến nếp, đậu xanh, thịt… |
Trong đó, nếp để gói bánh là quan trọng nhất vì sẽ tạo nên độ dẻo cho bánh. Nếp được chọn phải là loại đặc biệt, hạt to tròn, trắng. Sau khi ngâm, người dân sẽ rửa sạch, kỹ để không bị lẫn tạp chất bẩn. |
Nhân bánh sẽ tạo nên hương vị bánh nên được người dân chọn từ những miếng thịt ba chỉ ngon rồi tẩm ướp với hành tăm, hành củ, hạt tiêu, muối, mì chính… |
Những chiếc lạt để buộc bánh cũng được một số cơ sở nhập từ Lào về để gói bánh thêm đẹp và chắc chắn. “Đầu năm tôi nhập 2 tạ dây buộc với giá 15 triệu đồng về để gói cho cả năm. Lạt ở Lào dai, đẹp và dễ gói”, ông Trần Quốc Khánh (53 tuổi) nói. |
Để việc gói bánh được nhanh chóng, thông thường những người thợ sẽ chia nhau ra phụ trách mỗi việc khác nhau từ cắt lá, chuẩn bị nếp, nhân đến việc gói bánh và buộc bánh. Tất cả tạo nên một dây chuyền khép kín. |
"Khi đã có người chuẩn bị các nguyên vật liệu và công việc khác thì thợ chúng tôi gói 1 chiếc bánh chỉ mất chừng 30 giây là xong", chị Phan Thị Kiều (34 tuổi; thợ gói bánh lành nghề) chia sẻ. |
Sau khi gói xong, những chiếc bánh được đem đi nấu trong khoảng thời gian từ 8-10 giờ đồng hồ. Ngày trước, người dân dùng bếp củi, bếp than để nấu bánh. Hiện nay, các cơ sở đều đầu tư nồi điện để nấu bánh sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức. |
Hiện, bánh chưng ở Vĩnh Hòa được bán với giá từ 70-120 nghìn đồng/1 cặp và 70-100k/1 chiếc |
“Mỗi vụ tết sau khi trừ các chi phí cũng lời được 50-70 triệu đồng. Nhưng khá mệt nhọc, trong 1 tuần từ chuẩn bị đến gói bánh vợ chồng tôi chỉ ngủ được 4 tiếng mỗi ngày", anh Bùi Đức Hạnh (chủ cơ sở bánh Hạnh Tình) cho hay. |
Một cán bộ Nông nghiệp xã Đông Thành cho biết, làng Vĩnh Hòa có gần 200 hộ làm nghề bánh chưng, bánh tét và buôn bán bánh. Ngày thường, mỗi gia đình sử dụng khoảng 30kg gạo nếp, nhưng dịp tết tăng lên tới 1,5 tấn gạo nếp để gói bánh. Thị trường tiêu thụ bánh của làng Vĩnh Hòa cũng đa dạng từ trong tỉnh đến cả Hà Nội và TPHCM. Thậm chí, dịp tết bánh chưng còn được đưa đi ra một số nước theo đường xách tay hoặc ký gửi máy bay.