Tại sao khách hàng sập bẫy?
Trong giấy phép kinh doanh được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp lại vào tháng 11/2023 cho Công ty TNHH Du học định cư DSS (gọi tắt
Một lớp thực hành mổ thịt lợn do DSS Việt Nam tổ chức cho học viên
Thế nhưng, suốt thời gian dài DSS Việt Nam vẫn “nổ” có đầy đủ chức năng đào tạo nghề, đưa người đi nước ngoài định cư, làm việc. Giúp sức để “chiêu dụ” nhiều khách hàng là những quảng cáo không đúng sự thật từ DSS Việt Nam. Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, nhiều nạn nhân “vỡ mộng trời Tây” bởi DSS Việt Nam quảng cáo là “Tổ chức Giáo dục và Di trú quốc tế DSS Group”, bao gồm một loạt địa chỉ ở Úc, TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ….
Tuy nhiên, theo các tra cứu dựa trên link thông tin quảng cáo của DSS Việt Nam thì không hề tồn tại một tổ chức được gọi tên là “Tổ chức Giáo dục và Di trú quốc tế DSS Group” được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Cụ thể: Xác minh của Tiền Phong từ những thông tin thu thập, tra cứu dựa trên link quảng cáo của DSS Việt Nam (https://dsseducation.com) thì đường link đó chỉ dẫn đến một công ty tại Úc với tên gọi là “DSS Education PTY LTD” (là công ty TNHH tư nhân được thành lập theo pháp luật Úc - link tra cứu https://www.australiacheck.com/nsw/dss-education).
Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết họ chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho Công ty TNHH Du học định cư DSS đóng tại TPHCM và chưa cấp giấy phép cho đơn vị nào có tên “Tổ chức giáo dục và di trú quốc tế DSS Group”.
Phiếu thu bằng tiền USD của một khách hàng từ DSS Việt Nam |
Theo luật sư Lê Vinh Thái Hiệp- Công ty Luật TNHH HPL và cộng sự, thuộc Đoàn Luật sư TPHCM nếu DSS Việt Nam thành lập theo pháp luật Việt Nam lại đăng quảng cáo thông tin về “Tổ chức Giáo dục và Di trú quốc tế DSS Group” là một tổ chức không tồn tại trong thực tế là vi phạm pháp luật Việt Nam.
“Nếu việc quảng cáo này có mục đích lừa dối khách hàng để thu lợi bất chính hoặc mang tính lừa đảo sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự”- luật sư Hiệp cho biết.
Tự mình ký với… chính mình để chuyển tiền cho mình
Ngày 5/4/2024, Công ty Giáo dục DSS ở Úc (gọi tắt là DSS Úc) do bà Daisy Nguyễn làm giám đốc và DSS Việt Nam do bà Nguyễn Lê Vân làm giám đốc (Daisy Nguyễn và Nguyễn Lê Vân là một, người này có hai quốc tịch) đã “ký” một hợp đồng … hợp tác.
Theo hợp đồng hợp tác này, DSS Việt Nam tự giới thiệu có đầy đủ chức năng, kinh nghiệm về tư vấn các chương trình đào tạo quốc tế, du học, việc làm, đầu tư và định cư nước ngoài. Thực chất, trong số các chức năng trên, DSS Việt Nam chỉ được hoạt động về tư vấn du học theo giấy chứng nhận do Sở GD&ĐT TPHCM cấp vào năm 2019.
Tuy nhiên, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM khẳng định, giấy chứng nhận này của DSS Việt Nam đã hết hạn vào ngày 11/9/2024 và hiện không có hồ sơ đăng ký hay gia hạn nên nếu công ty vẫn tiếp tục hoạt động là vi phạm pháp luật.
“Hợp đồng hợp tác” giữa DSS Úc và DSS Việt Nam |
Sau khi ký hợp tác trên, DSS Úc đã ký hợp đồng “thỏa thuận dịch vụ visa” với khách hàng và một phụ lục hợp đồng đi kèm ủy quyền cho DSS Việt Nam thay DSS Úc tư vấn và “thu hộ tiền” của khách hàng, trong đó có việc thu tiền bằng ngoại tệ USD. Bằng chứng cho thấy, ngày 13/6/2023, DSS Việt Nam đã thu của khách hàng N.H.L ở quận 1, TPHCM số tiền 20.000 USD. Phiếu thu thể hiện bằng chữ “hai mươi nghìn đô la Mỹ”.
Về giao dịch giữa hai doanh nghiệp có cùng người đại diện, theo luật sư Nguyễn Trung Hiếu, dưới góc độ của Bộ luật Dân sự 2015, tại khoản 3 Điều 141 quy định một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó. Như vậy, trong trường hợp DSS Úc và DSS Việt Nam có cùng một người đại diện và chính họ nhân danh cho hai công ty để xác lập giao dịch thì giao dịch dân sự này thì vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại “hợp đồng dịch vụ visa” ký với một khách hàng vào tháng 11/2022, DSS Việt Nam còn ghi thu tiền “phí dịch vụ cho người phụ thuộc” đi kèm với người thân là 5.000 USD/người.
Hợp đồng nêu rõ “phí dịch vụ đối với người phụ thuộc là khoản phí nằm ngoài hợp đồng, được tính bằng USD”.
Sau khi thu ngoại tệ từ khách hàng, thông qua một