TP.HCM chính thức có đường mang tên Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải

Admin

Nhiều đoạn quốc lộ được đặt tên theo tên các nhà lãnh đạo như Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Phan Văn Khải...

Các tuyến đường tại TP.HCM chính thức mang tên Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải - Ảnh 1.

Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Bình Chánh, TP.HCM có tên mới là Lê Khả Phiêu - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Sáng 19-1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố nghị quyết về việc đổi tên các con đường gồm quốc lộ 1, quốc lộ 1K, quốc lộ 22 và quốc lộ 50. Quyết định đã được HĐND TP.HCM thông qua tại kỳ họp tháng 12-2024.

Quốc lộ 1 đi qua TP.HCM được chia làm 3 đoạn. Đoạn từ nút giao Thủ Đức (ngã ba trạm 2 cũ) đến nút giao An Sương dài 21km mang tên

Lãnh đạo TP.HCM và các sở ngành thực hiện nghi thức gắn biển tên đường - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thị Diệu Thúy, phó chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh việc đặt tên các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên các quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các bậc tiền nhân cho đất nước.

Qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước. Bên cạnh việc phục vụ cho công tác quản lý đô thị, việc đặt tên đường còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân để nhận diện, tìm kiếm tên đường và địa chỉ. 

Cũng theo bà Thúy, việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh hoạt của người dân. Do đó các cơ quan nhà nước sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế thấp nhất việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống.

Các tuyến đường tại TP.HCM chính thức mang tên Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải - Ảnh 4.

TP.HCM đặt tên Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải, Hoàng Cầm, Lê Quang Đạo, Văn Tiến Dũng cho các đoạn quốc lộ và đường vành đai - Đồ họa: PHƯƠNG NHI

Công viên 30 Tháng 4 chính thức có tên

Cùng ngày UBND quận 1 đã tổ chức lễ công bố đặt tên công viên 30 Tháng 4. Công viên này từ trước đến nay được nhân dân gọi là công viên 30 Tháng 4, nhưng thực tế là chưa được đặt tên.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Dũng - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết gần 50 năm qua, tên gọi công viên 30 Tháng 4 đã đi vào ký ức người dân TP. Đến nay TP.HCM nhận thấy cần thiết phải trình HĐND TP.HCM ban hành nghị quyết đặt tên cho công viên này.

Cái tên “30 Tháng 4” gợi nhớ ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải và là niềm tự hào của nhiều thế hệ. Việc đặt tên công viên 30 Tháng 4 ngay tại vị trí lịch sử này mang ý nghĩa sâu sắc.

Với vị trí trung tâm của quận 1, nơi tập trung nhiều cơ quan chính trị, văn hóa và các hoạt động cộng đồng, công viên 30 Tháng 4 không chỉ là một không gian xanh mà còn là một địa điểm mang giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt.

Ông Dũng đề nghị quận 1 tiếp tục xây dựng và phát triển công viên 30 Tháng 4 trở thành một không gian xanh kiểu mẫu, một công viên lịch sử - văn hóa với các công trình nghệ thuật công cộng hoặc triển lãm nhằm tái hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc.

Đồng thời đưa công viên trở thành điểm đến cộng đồng hấp dẫn của các đoàn thể, doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, nghệ thuật tại công viên.

Các tuyến đường tại TP.HCM chính thức mang tên Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải - Ảnh 4.Hình ảnh các tuyến đường tại TP.HCM sẽ được đặt tên Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải

Nhiều đoạn quốc lộ 1, quốc lộ 22 và đường vành đai sẽ được đặt tên theo tên các nhà lãnh đạo như Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Phan Văn Khải...