TP.HCM phát hiện ca viêm não do vi rút cúm gia cầm H5N1 hiếm gặp

Admin

Bé gái 8 tuổi, ngụ Tây Ninh được chẩn đoán viêm não do cúm gia cầm H5N1, sau khi tiếp xúc hàng loạt gà chết cách đây 2 tuần.

cúm gia cầm H5N1 - Ảnh 1.

Vi rút cúm gia cầm A/H5N1 gây dịch bệnh trên các gia cầm và thủy cầm, con người bị nhiễm vi rút khi tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh chết - Ảnh: T.T.

Ngày 18-4, Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa có báo cáo nhanh cho Bộ Y tế trường hợp bé gái L.B.A. (nữ, 8 tuổi, ngụ huyện Bến Cầu, Tây Ninh) với chẩn đoán viêm não do cúm gia cầm H5N1 đang được điều trị tích cực tại Cúm gia cầm A/H5N1 có khả năng gây tử vong trên người xuất hiện ở Quảng Trị sau 3 năm vắng bóng

Ngay khi có kết quả xét nghiệm sơ bộ, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh điều tra dịch tễ học và xử lý ổ dịch theo quy định.

Thông tin ban đầu ghi nhận trẻ có tiếp xúc với gà chết hàng loạt tại nhà bà ngoại cách đây 2 tuần. Bệnh nhân là con thứ 2 trong gia đình, có tiền sử tim bẩm sinh (thông liên thất) đã mổ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 lúc được 2 tháng tuổi.

Theo nhận định của các chuyên gia truyền nhiễm, đây là một trường hợp hiếm gặp, vì vi rút cúm gia cầm A/H5N1 gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và không tấn công vào đường hô hấp.

Thông thường vi rút cúm gia cầm A/H5N1 gây dịch bệnh trên các gia cầm và thủy cầm, con người bị nhiễm vi rút khi tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh chết.

Biểu hiện chính khi nhiễm cúm gia cầm là viêm phổi rất nặng (hội chứng nguy ngập hô hấp cấp ARDS) với tỉ lệ tử vong của bệnh này trên 50%. Điều may mắn cho đến hiện nay là vi rút cúm A/H5N1 chưa lây được từ người sang người.

Sở Y tế đã có công văn báo cáo Bộ Y tế, đồng thời chỉ đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 tích cực điều trị người bệnh, tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống lây nhiễm và tiếp tục phối hợp với các chuyên gia truyền nhiễm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và OUCRU nghiên cứu sâu tìm hiểu về trường hợp đặc biệt này.

Trường hợp viêm não do cúm H5N1 từng được ghi nhận trong y văn thế giới.

Tại Đồng Tháp trong đợt bùng phát bệnh cúm gia cầm H5N1 trên người năm 2004, nhóm chuyên gia Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Nhi đồng 1 từng phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trong dịch não tủy của 2 trẻ có triệu chứng tiêu chảy nặng, co giật hôn mê rồi tử vong, không có biểu hiện bệnh ở đường hô hấp.

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc.

2. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

3. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

4. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng, mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

5. Ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

6. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế.

TP.HCM phát hiện ca viêm não do virút cúm gia cầm H5N1 hiếm gặp - Ảnh 2.Biến chứng sau mắc cúm A, bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển nguy hiểm

Các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do biến chứng cúm A.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề