Sắp tới TP.HCM sẽ khởi công một ngân hàng máu mới với công suất gấp bốn lần ngân hàng máu hiện tại của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP, tiến tới đạt tối đa 1 triệu đơn vị máu/năm.
Mục lục
Hình hài của ngân hàng máu mới trong tương lai của TP.HCM với công suất 1 triệu đơn vị máu mỗi năm - Ảnh: Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cung cấp
Sáng 11-7, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học (TP.HCM) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập bệnh viện (1975 - 2025), 35 năm thành lập khối khám chữa bệnh, 30 năm thực hiện ca TP.HCM: Khánh thành Bệnh viện Truyền máu huyết học cơ sở 2 hơn 1.000 tỉ đồngĐỌC NGAY
Các chế phẩm máu này được cung cấp cho gần như tất cả các bệnh viện công lập và ngoài công lập tại TP.HCM và một số tỉnh miền Tây và Nam Bộ.
Dự kiến từ tháng 1-2026, sẽ mở rộng cung cấp cho các bệnh viện ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (cũ).
Sắp tới TP.HCM sẽ khởi công một ngân hàng máu mới, với công suất gấp bốn lần ngân hàng máu hiện tại của bệnh viện. Hiện ngân hàng máu của bệnh viện đạt công suất 250.000 đơn vị máu/năm.
Theo UBND TP, ngân hàng máu mới này sẽ được đầu tư xây dựng với diện tích là 3.500m2; tổng mức đầu tư là 699,482 tỉ đồng, đặt tại cụm y tế Tân Kiên.
Về ghép tế bào gốc, bác sĩ Dũng cho hay bệnh viện là đơn vị tiên phong với hơn 700 ca đã được thực hiện kể từ ca đầu tiên vào năm 1995, đứng đầu cả nước về số ca ghép.
Bệnh viện cũng hỗ trợ một số bệnh viện ở TP.HCM thực hiện ghép tế bào gốc như Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Nhờ cơ chế đặc thù của TP.HCM, bác sĩ Dũng cho biết bệnh viện có thể tiếp cận nhanh chóng các phương pháp điều trị mới nhất, kỹ thuật mới nhất và thuốc mới nhất mà không cần qua quy trình phê duyệt phức tạp của Cục Quản lý dược, giúp bệnh nhân Việt Nam không cần ra nước ngoài để điều trị.
Trong thời gian tới, bệnh viện ứng dụng công nghệ trong điều trị, bao gồm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), kỹ thuật số, và đặc biệt là phát triển các phương pháp điều trị tế bào và điều trị gene.
"Điểm sáng" y tế quốc tế
Phát biểu chỉ đạo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy trân trọng ghi nhận và biểu dương cao những nỗ lực, thành tích bệnh viện đã đạt được trong 50 năm xây dựng và phát triển.
Bệnh viện không chỉ là nơi điều trị các bệnh lý về máu mà còn là trung tâm cung ứng máu an toàn, thực hiện ghép tế bào gốc, hỗ trợ chuyên môn cho nhiều tổ chức. Điểm sáng của bệnh viện là một trong hai bệnh viện ở TP.HCM đạt tiêu chuẩn chất lượng JCI (tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong lĩnh vực y tế).
Phó chủ tịch UBND TP đặt nhiều kỳ vọng bệnh viện trong thời gian tới để tiếp tục đổi mới quản trị bệnh viện theo mô hình đại minh bạch, lấy người bệnh làm trung tâm.
Đồng thời chủ động quy hoạch và phát triển đội ngũ chuyên gia huyết học, tiếp tục duy trì và mở rộng chất lượng JCI, phát triển các trung tâm chuyên sâu đạt chuẩn khu vực và quốc tế...
Phó chủ tịch UBND TP đề nghị bệnh viện nghiên cứu để phát triển trung tâm điều trị thứ hai, đặc biệt là ở những vùng xa trung tâm TP, để phục vụ người dân tốt hơn, giảm thời gian di chuyển.
Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM đạt chứng nhận chất lượng quốc tế JCI của Mỹ
Lần đầu tiên bệnh viện công lập tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng quốc tế JCI (Joint Commission International) - tiêu chuẩn hàng đầu trong lĩnh vực y tế.
Dự thảo vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học, thay thế quy định tại Nghị định 81/2021.
Sau khi bài viết tố "chặt chém" du khách Lào lan truyền trên mạng xã hội, Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết đang phối hợp địa phương kiểm tra, xử lý để bảo vệ hình ảnh của Thành phố.
(Chinhphu.vn) - Liên quan vụ việc nghi trẻ bị bạo hành tại trường mầm non Gia Thụy, phường Bồ Đề, Hà Nội, Cục Bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế cho biết, nhà trường đã đình chỉ 2 cô giáo để phục vụ công tác điều tra.
Ngày 14-7, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đang tạm giữ hình sự 14 nghi phạm để điều tra hành vi “gây rối trật tự công cộng” trên tuyến đường Vạn Thiện - Bến En, liên quan vụ dùng dao chém khiến 2 người bị thương.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu neo đậu một số cảng ở Hà Tĩnh được bàn giao đi vào sử dụng, nhưng vẫn chưa thể phát huy hết toàn bộ công năng như dự kiến.
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
Người đàn ông 42 tuổi đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng trầm cảm, lo âu kéo dài. Đáng nói, phía sau những biểu hiện tinh thần nặng nề ấy là một vấn đề vốn bị nhiều nam giới giấu kín - rối loạn cương dương.