Chỉ nên áp thuế với điều hòa công suất cực lớn
Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải. Ảnh: Như Ý
Theo đại biểu Trần Văn Khải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa, thực tế không làm giảm nhu cầu sử dụng. Dù thuế cao, người dân vẫn phải sử dụng để đảm bảo sinh hoạt và sức khỏe.
Việc áp thuế như vậy lại đánh vào người tiêu dùng phổ thông, không đúng tinh thần đánh thuế với hàng xa xỉ hoặc có hại. Ông Khải cũng cho rằng, điều hòa công suất lớn (>90.000 BTU) không chịu thuế, trong khi điều hòa nhỏ cho hộ gia đình lại chịu thuế 10%, dẫn đến thiếu công bằng – người thu nhập thấp dùng máy nhỏ lại chịu thuế, còn doanh nghiệp hoặc người giàu lắp máy trung tâm công suất lớn lại không chịu TTĐB.
Từ lập luận trên, ông Khải đề xuất bãi bỏ hoặc thu hẹp đối tượng điều hòa chịu thuế TTĐB, loại bỏ điều hòa nhiệt độ dân dụng (dưới 90.000 BTU) ra khỏi danh mục chịu thuế TTĐB.
“Nếu vẫn cần điều tiết, chỉ nên áp thuế TTĐB với các hệ thống điều hòa công suất cực lớn và cần đánh giá kỹ hiệu quả. Việc bỏ thuế TTĐB cho điều hòa dân dụng sẽ hỗ trợ trực tiếp người dân, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước mở rộng thị trường”, ông Khải nói.
Đánh giá cao ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến, tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc áp thuế với điều hòa công suất trên 18.000 BTU. “Điều hòa có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU chỉ phù hợp với gia đình phòng nhỏ, còn với trường học, bệnh viện, thường có điều hòa công suất lớn hơn, nên cần phải hết sức cân nhắc”, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) bày tỏ.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi. Ảnh: Như Ý |
Đề xuất xây dựng