
Du khách đến Đà Lạt dự đêm biểu diễn opera bên trong không gian nhỏ của Phố Bên Đồi - Ảnh: M.V.
Ngày 22-2, UBND thành phố Đà Lạt tổ chức tọa đàm tham vấn triển khai các cam kết gia nhập Mạng lưới
Du khách đến Đà Lạt dự đêm biểu diễn opera bên trong không gian nhỏ của Phố Bên Đồi - Ảnh: M.V.
Ngày 22-2, UBND thành phố Đà Lạt tổ chức tọa đàm tham vấn triển khai các cam kết gia nhập Mạng lưới
Đà Lạt đã thu hút nhiều sự kiện âm nhạc lớn ngay sau khi tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo âm nhạc UNESCO - Ảnh: M.V.
"Tôi muốn nói rằng các nhóm chính sách phải được xây dựng một cách khoa học, cụ thể để các cơ quan liên quan và nhà đầu tư âm nhạc có thể dễ dàng thực hiện", bà Vân nhấn mạnh.
Ông Đặng Quang Tú trao đổi: "Có nhiều việc chậm vì quy trình thủ tục cần phải xử lý để đảm bảo đúng, đủ. Còn về những việc khác, tôi khẳng định không có ai cố tình làm sai, làm khó gây ảnh hưởng đến công tác tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật. Nếu điều đó xảy ra, xin liên hệ với cá nhân tôi, hoặc lãnh đạo phụ trách để xử lý nhanh nhất".
Điểm yếu cốt tử: giáo dục âm nhạc
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, là người đồng hành cùng thành phố Đà Lạt trong quá trình xây dựng hồ sơ gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO. Bà nhìn nhận “giáo dục âm nhạc cộng đồng là điểm yếu cốt tử của Đà Lạt”.
Các sự kiện âm nhạc tại Đà Lạt thu hút được sự quan tâm của rất đông du khách và người dân - Ảnh: M.V.
Bà nói: “Nếu không khắc phục được điểm yếu này thì sẽ ảnh hưởng đến danh hiệu thành phố sáng tạo âm nhạc của Đà Lạt.
Khi Đà Lạt công bố các sáng kiến với UNESCO, chúng tôi đều bất ngờ với các sáng kiến của Đà Lạt vì rất sáng tạo và thuyết phục. Tuy nhiên chúng tôi nhận ra điểm yếu trong giáo dục âm nhạc của Đà Lạt.
Hiện thành phố vẫn đang dựa nhiều vào các ca đoàn, trong khi giáo dục cần quy mô lớn hơn và bền bỉ. Do đó tôi cho rằng chúng ta phải tập trung nhiều để giải quyết điểm yếu này với sự tham gia của các viện, trường âm nhạc".
Nhạc sĩ Cao Nguyên - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng - trao đổi: “Đà Lạt kỳ vọng có một trường âm nhạc hoặc một khoa âm nhạc. Hiện nay chúng ta đang có những người làm trong lĩnh vực âm nhạc được đào tạo từ trường phổ thông, ca đoàn hoặc tốt hơn là được đào tạo ở các thành phố lớn.
Chúng ta chưa chủ động xây dựng lực lượng được đào tạo chuyên nghiệp tại địa phương. Lực lượng này mới là lực lượng nòng cốt, ổn định và lâu bền để phát triển thành phố sáng tạo âm nhạc”.
Năm 2024, tại Đà Lạt đã diễn ra nhiều workshop âm nhạc với sự tham gia của nhiều bạn trẻ trong và ngoài nước - Ảnh: M.V.
Ông Nguyễn Trung Hiền, người sáng lập Không gian nghệ thuật Phố Bên Đồi, nhìn nhận trong giai đoạn 2025 - 2027 thành phố cần triển khai kế hoạch thành lập trung tâm giáo dục và phát triển âm nhạc chính quy, chất lượng cao, xây dựng không gian bảo tàng âm nhạc của thành phố, là điểm nhấn của thành phố Đà Lạt để truyền thông, định hướng phát triển du lịch văn hóa với cộng đồng trong nước và quốc tế.
Tạo không gian phát triển cho âm nhạc cổ điển và cồng chiêng
Ông Nguyễn Trung Hiền là người có nhiều năm gắn bó với các hoạt động phát triển nghệ thuật hàn lâm tại Đà Lạt.
Ông cho rằng bên cạnh các hoạt động biểu diễn, Đà Lạt cần đi sâu vào các hoạt động học thuật liên quan đến âm nhạc, với sự tham gia của các thành viên Mạng lưới thành phố sáng tạo âm nhạc UNESCO.
Tổ chức chuỗi đào tạo chuyên sâu hơn dành cho đối tượng bán chuyên và chuyên nghiệp nhằm khẳng định vị thế và sự uy tín của thành phố trong việc dấn thân vào các hoạt động đòi hỏi chuyên môn cao,…