Ông Trump trong thời gian tranh cử đã nhiều lần tuyên bố sẽ "ra tay" để nhanh chóng chấm dứt các xung đột hiện nay dù ở Ukraine hay Dải Gaza, cho dù thực tế Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống MỹLời hứa chấm dứt xung đột Ukraine trong 24 giờ của ông Trump có khả thi?
Trump 2.0 và tương lai các điểm nóng
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn về cách Washington sẽ ứng phó với các điểm nóng và xung đột hiện nay trên thế giới.
Nếu xảy ra, đây sẽ là một sự nhượng bộ lớn trước Matxcơva và nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các đồng minh châu Âu.
Tuy việc Mỹ đơn phương gây sức ép buộc chính quyền Zelensky thỏa hiệp tương đối khó xảy ra, song ông Trump có thể cắt giảm viện trợ cho Ukraine, từ đó có thể tác động tới cục diện trên chiến trường.
Tại Gaza, một mặt chính quyền Donald Trump sẽ vẫn duy trì cam kết ủng hộ mạnh mẽ Israel, mặt khác sẽ muốn chính quyền Netanyahu nhanh chóng chấm dứt xung đột.
Tuy nhiên, những phản ứng ban đầu từ Tel Aviv cho thấy Thủ tướng Netanyahu đánh giá chiến thắng của ông Trump có nhiều mặt lợi hơn là hại cho Israel.
Về cơ bản, Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0 sẽ tiếp tục ủng hộ Israel như chính quyền Biden hiện nay, các điều chỉnh nếu có sẽ mang tính chiến thuật hơn là chiến lược.
Tại bán đảo Triều Tiên, tình hình hiện nay đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Bình Nhưỡng vừa thử nghiệm tên lửa đạn đạo Hwasong-19 với thời gian bay dài nhất từ trước đến nay, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với Nga đưa lính đến tham chiến tại mặt trận Kursk chống Ukraine.
Trong nhiệm kỳ 2, ông Trump có thể tìm cách nối lại đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong Un. Nhưng bài học từ các cuộc gặp Trump - Kim trước đây và từ thực tế bán đảo Triều Tiên hiện nay cho thấy "ngoại giao nguyên thủ" khó đem lại đột phá hơn nhiều.
Trong khi đó, các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc đang lo ngại về độ tin cậy của cam kết an ninh từ Mỹ, đặc biệt khi Tokyo và Seoul đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng từ cả Trung Quốc lẫn Triều Tiên.
Ở eo biển Đài Loan, ông Trump đã gây tranh cãi khi ví việc bảo vệ Đài Loan như một "hợp đồng bảo hiểm" và đòi hỏi Đài Bắc phải tăng chi tiêu quốc phòng lên 10% GDP - một con số phi thực tế với nền kinh tế chỉ có 2,5% ngân sách quốc phòng như hiện nay.
Kế hoạch áp thuế lên tới 60% với hàng hóa Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có ngành sản xuất chip bán dẫn của Đài Loan.
Cách tiếp cận mang tính giao dịch này, cộng với tình hình cạnh tranh chiến lược ngày càng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, có nguy cơ dẫn đến những bất ổn trong khu vực.
Tương lai của các xung đột và điểm nóng sẽ vẫn là một dấu hỏi lớn. Nhìn chung, xu hướng của ông Trump thường đơn giản hóa những vấn đề phức tạp và tìm kiếm các giải pháp nhanh chóng thông qua đàm phán trực tiếp.
Phong cách "đàm phán kiểu doanh nhân" của ông Trump có thể tạo đột phá bất ngờ, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn. Lịch sử cho thấy hòa bình thế giới không thể đạt được bằng các biện pháp áp đặt đơn phương, mà cần sự cân bằng tinh tế giữa lợi ích của các bên liên quan.
Mà điều này, với một người thực dụng như ông Trump, hy vọng ông ấy có thể hóa giải được để vãn hồi hòa bình cho tiếng súng và ngòi nổ đã kéo quá dài ở các điểm nóng.