Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Admin

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều phản hồi của bạn đọc, phản ánh góc nhìn đa dạng của phụ huynh, giáo viên, học sinh…

đề thi - Ảnh 1.

Thí sinh sau giờ thi tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội - Ảnh: DANH KHANG

Bài viết "Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT" đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 30-6 đã thu hút rất nhiều ý kiến bạn đọc. 

Trong đó nhiều ý kiến cho rằng đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khó "không đều" có thể sẽ thiệt thòi cho nhiều thí sinh, nhất là thí sinh xét tuyển đại học theo tổ hợp có môn tiếng Anh.

Nên giảm điểm chuẩn cho tổ hợp có đề thi khó?

Bạn đọc Thái Thị Thủy nêu thực tế: Một trường đại học xét cùng một điểm chuẩn cho cả hai tổ hợp A00 (toán - lý - hóa) và A01 (toán - lý - Anh). Trong khi đó đề hóa học năm nay được đánh giá là vừa sức, thì đề Người nước ngoài kêu đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT khó mà 'dân bản ngữ chưa chắc làm được'Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh

"Thí sinh chọn A01 sẽ chịu thiệt", một bạn đọc viết. Một đề xuất được bạn đọc đưa ra: nếu không thể đảm bảo độ khó tương đồng giữa các môn trong các tổ hợp thì ít nhất cần xét điểm chuẩn riêng theo từng tổ hợp.

Đồng tình với quan điểm này, độc giả Phạm Lộc cho rằng đề thi toán và tiếng Anh năm nay đã khiến nhiều học sinh "chới với", nhất là những em chọn tổ hợp xét tuyển có cả hai môn này. 

Để công bằng, theo bạn đọc có thể cân nhắc phương án cộng thêm điểm ưu tiên cho các tổ hợp chịu thiệt, hoặc giảm điểm chuẩn cho tổ hợp đó khi xét tuyển.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng điều cần thiết không phải là tranh luận đề khó hay không, mà là xem xét đề có đúng theo định hướng chương trình hay không.

Bạn đọc Phương phân tích: "Khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thông tin rất rõ về yêu cầu cần đạt ở mỗi cấp học. Giáo viên được hướng dẫn giảng dạy theo những yêu cầu đó. Thiết nghĩ đề thi cũng cần bám sát đúng các yêu cầu đã công bố".

Một số ý kiến đặt vấn đề: "Chúng ta đang có chương trình mới nhưng lại dạy theo cách cũ. Nhiều bài học yêu cầu học sinh sáng tạo, vận dụng, chứ không phải học thuộc rồi phát trả lại cho giáo viên. 

Nếu học sinh chỉ quen kiểu 'thu lời - phát lại' thì tất nhiên khi gặp đề lạ, đề khó, các em không xử lý được", bạn đọc có email ledu…@gmail.com góp ý.

Nếu hiểu thì đề bình thường, không đánh đố

Một số ý kiến cho rằng đề thi không khó.

Bạn đọc Nguyễn Hữu Tài phản biện: "Thật ra môn toán không khó, chỉ là cách ra đề theo hướng dài dòng và thực tiễn khiến nhiều thí sinh chưa quen.

Nếu hiểu được thì đề rất bình thường, không đánh đố. Và đề khó là khó chung. Như vậy mới giúp các trường đại học tuyển đúng người có năng lực thực sự. Tôi tin sau vài năm, thí sinh quen cách ra đề này rồi thì sẽ không còn kêu ca nữa".

Kỳ thi "2 trong 1" còn phù hợp?

Từ việc tranh luận về đề thi, nhiều bạn đọc cho rằng phải chăng mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT đang tạo ra quá nhiều áp lực và đề nghị tách bạch rõ ràng giữa mục tiêu xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.

Bạn đọc hail…@gmail.com đặt vấn đề: Không nên ra đề quá khó với học sinh. Chỉ cần ra đề vừa sức, học sinh làm bài xong phấn khởi. Còn xét vào đại học thì điểm cao sẽ dễ phân loại hơn. Xét như thế nào là việc của các trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là được.

Bạn đọc tuan anh viết: "Cần xem xét việc sử dụng một kỳ thi chung cho cả hai mục tiêu. Việc tốt nghiệp phổ thông không có ý nghĩa phân loại, đừng nên căng thẳng chỉ vì một kỳ thi".

Từ đó, đề xuất được nhiều người ủng hộ là: chỉ xét tốt nghiệp dựa trên quá trình học tập trong nhà trường, còn kỳ thi đại học nên do các trường tổ chức riêng.

"Hoàn thành chương trình lớp 12 là đủ điều kiện tốt nghiệp. Học sinh nào có nguyện vọng học tiếp đại học thì đăng ký thi riêng. Làm vậy sẽ giảm áp lực, tốn kém cho phụ huynh, học sinh, giảm cả gánh nặng cho xã hội", bạn đọc có email dvhv…@gmail.com bình luận.

Bạn đọc Gnaoh cũng cho rằng: "Không cần thi tốt nghiệp nữa. Các trường THPT đủ khả năng xét tốt nghiệp cho học sinh. Tuyển sinh đại học thì tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực hoặc xét học bạ là đủ".

Một số người nhấn mạnh việc "trao quyền tự chủ tuyển sinh" cho các đại học sẽ khiến việc thi trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn.

Bạn đọc có email truo…@gmail.com đề xuất: "Về định hướng lâu dài, cũng nên nghiên cứu tách bạch thành hai kỳ thi riêng biệt, giao lại kỳ thi đại học cho các trường. Như vậy vừa giảm áp lực, vừa đảm bảo chất lượng đầu vào".

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?- Ảnh 2.Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học ở trường, cũng như khiến thí sinh lo lắng, thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề