Quang cảnh khi các nhóm rước lão hợp lại với nhau
Thông thường khi nói đến nghi thức rước lễ người ta hay nói đến lễ rước nước, rước kiệu, rước linh vị ở những địa điểm tâm linh nổi tiếng. Trường Xuân lại
Quang cảnh khi các nhóm rước lão hợp lại với nhau
Thông thường khi nói đến nghi thức rước lễ người ta hay nói đến lễ rước nước, rước kiệu, rước linh vị ở những địa điểm tâm linh nổi tiếng. Trường Xuân lại
Cháu bé háo hức trong lễ rước lão của ông bà mình
Khoảng giữa tháng 12 âm lịch, sau khi có danh sách tuổi lão được cấp trên công nhận, các ban ngành đoàn thể trong làng tổ chức họp bàn với đại diện các gia đình có cụ tròn lão tuổi chẵn về thời gian, địa điểm và nghi thức tổ chức lễ rước lão cho các cụ tuổi chẵn.
Cụ Nguyễn Xuân Huyền (85 tuổi) cho biết: "Khi tôi mới lớn lên thì tục rước lão ở làng này đã có và còn duy trì cho đến ngày hôm nay. Đây là một phong tục hay của làng bởi nó tạo nên một sự thống nhất từ già đến trẻ, từ chính quyền đến người dân".
Chuyện rước lão là một hoạt động tập trung, hoàn toàn tự nguyện do ban ngành đoàn thể của làng phối hợp cùng con cháu của các hộ có "lão trong nhà" long trọng tổ chức từ trong nhà ra giữa làng.
Cụ thể, sáng ngày chính lễ, con cháu trong nhà dậy sớm chuẩn bị đầy đủ từ trang phục, quà bánh đến cờ hoa...
Con cháu và bà con của nhóm rước lão xuất phát đầu tiên
Đúng 7h sáng ở mỗi xóm, bà con sẽ tập trung tại nhà của cụ ở xa nhất trong xóm và bắt đầu xuất phát, cờ trống đi trước, bức trướng thọ, bức mừng thọ theo sau rồi đến các bậc phụ lão tuổi chẵn và cuối cùng là con cháu, xóm giềng nối nhau rước các cụ đi hiến lão.
Cứ như thế đoàn của các cụ gần sẽ hòa cùng với đoàn của cụ xa, đoàn của xóm này hội cùng đoàn của xóm khác và trống đánh, cờ phất, con cháu, bà con vui vẻ rước các cụ tuổi chẵn lên nhà văn hóa thôn.
Đại diện con cháu của các cụ tuổi chẵn mời làng ăn trầu bên trong hội trường
Một đại lễ kính già, kết trẻ của làng
Tại nhà văn hóa của thôn trong hội trường là không gian dành cho các cụ phụ lão, bên ngoài sân là đông đảo nhân dân sum vầy. Khi các cụ đã tề tựu đầy đủ, các bậc cao niên nhất làng được mời lên hàng ghế đầu, tiếp đến là thứ tự theo độ tuổi.
Nghi thức của buổi lễ được diễn ra rất trang trọng, đầu tiên là diễn văn khai mạc lễ mừng thọ của trưởng thôn, kế đến chi hội trưởng Hội người cao tuổi của thôn đọc bài ôn lại truyền thống của quê hương và sau đó là lời phát biểu chúc mừng của đại diện UBND xã Xuân Dương.
Quang cảnh bên ngoài hội trường thôn
Kết thúc phần lễ, con cháu của các cụ tuổi chẵn sẽ dâng bánh, dâng trầu, dâng rượu mời các bậc thân lão của mình và các cụ phụ lão khác trong hội trường.
Bà Nguyễn Vân (52 tuổi), người sinh ra, lớn lên rồi dạy học tại làng, chia sẻ: "Là một người con của làng Trường Xuân, ai trong chúng tôi cũng cảm thấy tự hào về tục rước lão này, nếu chẳng may một lần vì lý do gì đó không tham gia cùng các cụ được thì chúng tôi cảm giác rất tiếc nuối".
Nếu như bên trong hội trường là không khí trang trọng dành cho các cụ thì ở bên ngoài lại là không khí rất vui vẻ và thân mật, người người tay bắt mặt mừng trò chuyện vui vẻ.
Tại sân nhà văn hóa thôn mở sổ ghi nhận tấm lòng đóng góp của con cháu trong thôn ủng hộ
Cụ Phan Thị Tín trong vòng tay con cháu
Sau khi kết thúc buổi lễ tại hội trường văn hóa thôn, đại diện gia đình sẽ mời bà con xóm giềng về tận nhà mình để chung vui cùng gia đình rồi từ gia đình này sẽ di chuyển sang gia đình khác để chúc thọ và cứ thế không khí hiến lão diễn ra rất rộn ràng cả làng.
Hoạt động rước lão của làng Trường Xuân là một hoạt động rất có ý nghĩa không chỉ thể hiện truyền thống đạo hiếu tốt đẹp, tinh thần đoàn kết mà đây là hoạt động rất ấm áp thể hiện tình cảm, sự quan tâm rất nhân văn của con cháu dành cho những "cây cao bóng cả" của gia đình mình, của làng.