Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn về ứng phó với |
Đại tá Trần Tiến Hiền - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam thông tin tại cuộc họp. |
Sơ tán, di dời 200 nghìn dân
Ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam cho rằng, ứng phó với bão thì công tác chằng chống nhà cửa, trụ sở công ty, hành lang lưới điện, nhất là biển quảng cáo là rất cần thiết, rút kinh nghiệm bão năm 2020. Đặc biệt, các địa phương như thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình, Duy Xuyên lưu ý khơi thông cống rãnh thoát nước, hạn chế ngập sâu.
Theo ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở NN&PTNT, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là các lồng bè nuôi thủy sản đang choán diện tích để tàu thuyền neo đậu. Trước ngày bão đổ bộ, phải huy động lực lượng xung kích di chuyển vào sát bờ để đảm bảo vừa an toàn cả lồng bè và chỗ neo đậu cho tàu thuyền tránh trú.
Các lực lượng hiện đã sẵn sàng phương tiện cứu hộ cứu nạn khi có tình huống. Kiểm tra rà soát lại các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
Theo phương án ứng phó thiên tai đã được tỉnh ban hành, có khoảng 200 nghìn người dân sẽ phải di dời nếu bão đổ bộ vào Quảng Nam. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, đây là con số khổng lồ, do đó các địa phương phải hết sức chú ý khi triển khai thực tế.
Ông Bửu nhấn mạnh, theo nhận định của cơ quan chuyên môn thì bão Trà Mi hiện đang di chuyển rất phức tạp. Trong vòng 3 năm nay, địa phương không có cơn bão nào lớn nên dễ sinh tâm lý chủ quan. "Bài học từ cơn bão số 3 Yagi là rất đau thương. Đáng ngại nhất là mưa lớn, chắc chắn có mưa lớn thì sẽ có sạt lở. Đề nghị 6 huyện miền núi cao đặc biệt cảnh giác. Sau cuộc họp đề nghị chỉ đạo toàn hệ thống tuyên truyền cho người dân hiểu được việc này. Chỉ còn 2 ngày thì bão vào, tất cả kinh nghiệm lâu nay phải đem ra hết mà dùng, thiếu sót thì sẽ chịu thiệt hại oan uổng” – ông Bửu nói.
Lãnh đạo các ngành, địa phương tham gia cuộc họp trực tiếp và trực tuyến về phòng chống bão Trà Mi. |
Phát huy 4 tại chỗ, người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu lơ là
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nhấn mạnh, các sở ban ngành và địa phương bám sát diễn biến của bão, tuyệt đối không chủ quan. Người đứng đầu thực hiện tốt trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ phòng chống bão.
“Các phương án cần đảm bảo ngay cả khi sự cố rủi ro cao nhất vẫn phải liên lạc được. Lỡ có xảy ra sạt lở mất cáp quang vẫn có phương án để kết nối liên lạc giữa trung tâm tỉnh với huyện thị, thành phố. Thông tin liên lạc lúc này là rất quan trọng”, ông Dũng chỉ đạo.
Ông Dũng đề nghị sau cuộc họp, các sở, ngành, địa phương bắt tay ngay vào việc phòng, chống bão Trà Mi.
Chính quyền, người đứng đầu thường xuyên theo dõi diễn biến bão để chỉ đạo sát sao, thường trực để chỉ đạo cho kịp thời.
“Phương châm 4 tại chỗ có vai trò quyết định trong phòng chống thiên tai. Do vậy phải tăng cường thực hiện và kiểm tra 4 tại chỗ một cách hiệu quả nhất, thực chất nhất, tránh tình trạng có mà không làm, nói có nhưng không làm. Tất cả phải vào cuộc thật sự trách nhiệm để giảm nhẹ thiệt hại nhất về người và tài sản”, ông Dũng nhấn mạnh.
Chủ tịch Quảng Nam lưu ý, các huyện miền núi đặc biệt chú ý các phương án phòng chống sạt lở, rà soát lại công tác dự trữ lương thực để ứng phó trong trường hợp bão gây cô lập. Bộ TN&MT có bản đồ cảnh báo các điểm nguy cơ sạt lở và thực tế cho thấy nhiều nơi đã diễn ra đúng như dự báo. Do vậy phải hết sức chú ý, nơi nào nằm trong nguy cơ sạt lở phải có phương án di dời, đảm bảo tối đa an toàn tính mạng và tài sản người dân.
Dự báo trong ngày mai (24/10), bão Trà Mi sẽ đi vào Biển Đông, trở thành bão số 6 trong năm nay. Bão có thể mạnh cấp 12, giật cấp 15 khi áp sát khu vực quần đảo Hoàng Sa của nước ta, sau đó tiến về vùng biển miền Trung.
Dự báo trong ngày và đêm nay, bão Trà Mi sẽ mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, đi vào miền Trung của Philipppines, sau đó đi vào Biển Đông trong ngày mai. Dự báo đến 7h sáng 25/10, bão Trà Mi trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 650km về phía đông đông bắc với cường độ mạnh cấp 10, giật cấp 12. Sau đó, bão Trà Mi di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, tiến về phía quần đảo Hoàng Sa và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7h sáng ngày 26/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa 190km về phía đông đông bắc với cường độ mạnh cấp 12, giật cấp 15.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, thời điểm ngày 26/10 khi áp sát quần đảo Hoàng Sa, bão đạt cường độ mạnh nhất. Dự báo sau đó, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, có khả năng đổi hướng tây nam và di chuyển chậm lại.
Diễn biến sau đó của bão Trà Mi được nhận định vô cùng phức tạp, khó lường do sự chi phối của nhiều yếu tố