Ung thư đại trực tràng đang trở thành một trong những mối đe dọa nghiêm trọng với sức khỏe. Đáng lo ngại hơn, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.
Mục lục
Các chuyên gia tham dự tọa đàm tầm soát ung thư đại trực tràng sáng 11-5 - Ảnh: THÀNH ĐẠT
Đây là chia sẻ của PGS.TS Vũ Văn Khiên, tổng thư ký Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, tại tọa đàm "Gánh nặng ung thư đại trực tràng và chiến lược sàng lọc phát hiện sớm - góc nhìn từ chuyên gia" do báo Nhân Dân tổ chức ngày 11-5.
Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa
Theo bác sĩ Khiên, theo thống kê GLOBOCAN năm 2022, mỗi năm nước ta ghi nhận hơn 16.000 ca mắc mới và hơn 8.400 trường hợp tử vong vì căn bệnh
PGS.TS Vũ Văn Khiên, tổng thư ký Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, chia sẻ tại tọa đàm - Ảnh: THÀNH ĐẠT
Ngoài ra, các phương pháp không xâm lấn như xét nghiệm máu ẩn trong phân (FIT/FOBT) hay xét nghiệm DNA đa mục tiêu trong phân đang ngày càng được quan tâm, nhờ độ chính xác cao và khả năng phát hiện từ giai đoạn tiền ung thư.
Tại Mỹ, phương pháp xét nghiệm DNA phân đã được khuyến cáo thực hiện định kỳ 1-3 năm/lần cho người dân trên 45 tuổi. Trung Quốc đang mở rộng áp dụng phương pháp này với độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới trên 90%.
"Đây là lựa chọn tiềm năng cho Việt Nam trong bối cảnh người dân còn e dè nội soi. Khi phát hiện dương tính qua xét nghiệm phân, người bệnh sẽ được chỉ định nội soi để xác định tổn thương cụ thể", chuyên gia này nhận định.
Tầm soát, phát hiện sớm giảm gánh nặng điều trị
Tầm soát sớm không chỉ giúp phát hiện ung thư kịp thời, mà còn làm giảm gánh nặng điều trị. Theo bác sĩ Nguyễn Công Hoàng, giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Mỹ đã triển khai sàng lọc ung thư đại trực tràng ở cấp quốc gia, nhờ đó làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong.
Mới 3 tuổi đã bị polyp đại trực tràng lớn chảy máu: Cách phát hiện sớm tránh ung thư
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều ca bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn. Bác sĩ Phạm Cẩm Phương, giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay có đến 30% bệnh nhân đến khám khi ung thư đã di căn.
"Lúc này khối u đã lớn, gây tắc ruột hoặc chèn ép, khiến cơ hội điều trị triệt để gần như không còn" - bà chia sẻ. "Dù vậy, với sự phát triển của y học, đặc biệt là điều trị cá thể hóa và xét nghiệm gene, tỉ lệ sống trên 5 năm ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn hiện đã tăng lên tới 30 - 40%", bác sĩ Phương nói.
Bác sĩ Khiên khuyến cáo người dân nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng từ tuổi 45 hoặc sớm hơn nếu có yếu tố nguy cơ cao như tiền sử gia đình, viêm ruột mãn tính, béo phì...
Bác sĩ Phương cũng hy vọng trong thời gian tới chuyên ngành ung thư và nhiều chuyên ngành khác sẽ có hướng dẫn sàng lọc cho từng bệnh, tránh tình trạng việc lạm dụng chỉ định nhiều xét nghiệm khi sàng lọc.
"Tôi mong muốn Bộ Y tế sẽ là đầu tàu kết nối để xây dựng các hướng dẫn sàng lọc. Ngoài ra, bảo hiểm y tế nghiên cứu chi trả cho sàng lọc này vì việc phòng bệnh, chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm sẽ chỉ mất chi phí điều trị thấp mà hiệu quả điều trị cao", bác sĩ Phương kiến nghị.
Thử nghiệm thuốc chữa ung thư đại trực tràng của Mỹ có tín hiệu tốt
Sau 3 tháng triển khai nghiên cứu VISTA-1 tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối, 8 bệnh nhân đầu tiên được điều trị bước đầu có tín hiệu tốt.
TPO - “Đến hẹn lại lên”, những cánh đồng mùa gặt lúa tại Huế lại dày đặc khói do vấn nạn đốt rơm rạ gây nên. Lực lượng chức năng được tăng cường kiểm tra, xử lý, chính quyền cũng đã xử phạt nghiêm không ít trường hợp, nhưng tình trạng đốt rơm gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Trí tuệ nhân tạo đang bước vào giai đoạn ứng dụng chiến lược tại Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp thiết về vai trò dẫn dắt của các lãnh đạo C-level. Những tổ chức tận dụng AI hiệu quả đều có một đặc điểm chung là lãnh đạo cấp cao luôn làm gương trong việc ứng dụng AI…
Với 51,9% thị phần sữa tươi và 2 công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại phiên thảo luận: “Tính bền vững và tăng sức chống chịu với khí hậu” trong khuôn khổ hội thảo của Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc và New Zealand ( AANZFTA) diễn ra tại Jarkata, Indonesia từ ngày 23-24/4/2025.
Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.
TPO - 3 cháu bé ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) rủ nhau đạp xe đi chơi cách nhà 30km và quên đường về. May mắn, tổ công tác CSGT Hà Nội phát hiện và giúp đỡ các cháu và liên hệ với người thân đến đón.
TPO - Doanh số nội địa tháng 4 của Vinamilk tăng trưởng hơn 10% so với cùng kỳ và tăng gần 40% so với mức trung bình một tháng của quý I vừa qua. Trong khi đó, BAF đã lập kỷ lục về sản lượng kinh doanh trong tháng 4, đạt doanh thu 450 tỷ đồng là mức doanh thu tháng cao nhất.
TPO - Trong cuộc đời người phụ nữ, giai đoạn tiền mãn kinh không chỉ mang đến những thay đổi về tâm sinh lý mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, trong đó nhiễm trùng tiết niệu (NTTN) là bệnh lý thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua.
TPO - Khiển trách nam sinh viên vô lễ với cựu chiến binh khi xem diễu binh 30/4; Thủ tướng yêu cầu tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 an toàn, nghiêm túc; Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
TPO - Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc giá điện tăng như một “cú bồi” khiến sức chống chịu của doanh nghiệp càng thêm chật vật; người dân lo lắng giá các mặt hàng tăng theo, phải hạn chế chi tiêu.