Vì sao lễ Phật quanh năm, không bằng rằm tháng giêng?

Admin

Rằm tháng giêng còn có các tên gọi khác như lễ Thượng nguyên, Tết Nguyên tiêu... Vì sao cha ông nói ‘lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng’?

Miếu Thiên Hậu ở Bến Chương Dương (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) là một trong những địa điểm mà người Hoa thường tìm đến dịp rằm tháng giêng - Ảnh: ĐẬU DUNG

Miếu Thiên Hậu ở Bến Chương Dương (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) là một trong những địa điểm mà người Hoa thường tìm đến dịp rằm tháng giêng - Ảnh: ĐẬU DUNG

Mâm cúng chay dịp rằm tháng giêng - Ảnh: ĐAN VY

Thường cúng chay

Theo hai tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tưởng, ở các đình Nam Bộ xưa, lễ vật cúng chay được dùng trong ba ngày Tam nguyên.

Lễ vật cúng chay giống như lễ vật cúng ở nhà chùa, không có món gì được coi là lễ vật chính bắt buộc phải có.

Nhà nghiên cứu văn hóa Lý Khắc Cung trong sách Hà Nội văn hóa và phong tục (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2014) cũng nói, vào rằm tháng giêng, tất cả đình, chùa, đền, miếu… đều thắp đèn nến sáng trưng.

Cúng rằm tháng giêng ở vùng Bảy Núi và Núi Sam: 'Những ngày rằm khác có thể không đi cũng được'Người tới lễ đông đúc trưa rằm tháng giêng, phủ Tây Hồ đóng cửa để điều tiết

Người ta thường cúng rằm tháng giêng trước đó mấy ngày, trong đó ngày 14 là ngày tưng bừng nhất.

Ngày 14, người ta tắm rửa sạch sẽ (gọi là rũ bụi), mặc quần áo mới hoặc sạch sẽ nhất.

Nhiều nhà không ăn mặn mà ăn chay. Nhiều người kiêng khem cả chuyện chăn gối.

Ông Lý Khắc Cung cũng kể, vào ngày này, người dân đệ sớ lên xin Ngọc Hoàng thượng đế, Đức Phật, vua Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu, các mẫu, các vị thánh… trình bày nguyện vọng, mong muốn trong năm.

Thường chỉ một, hoặc hai điều. Đồng thời trong sớ cũng kèm theo một vài điều sám hối của bản thân. Những điều này chỉ có đương sự và ông thầy viết sớ biết, được giữ bí mật tuyệt đối.

Theo nhà nghiên cứu Lý Khắc Cung, dịp rằm tháng giêng, người ta "có được một không gian thiêng và thời gian thiêng", "tấm lòng rộng mở, hướng về các bậc bề trên linh thiêng…, trong đó có cả những anh hùng có công với đất nước".

"Không phải ngẫu nhiên tập tục coi ngày rằm tháng giêng là ngày đẹp nhất trong một năm, coi lễ vật quanh năm không bằng rằm tháng giêng… Nó tồn tại với tinh thần cao cả và với vẻ đẹp thiêng liêng ăn sâu vào lòng người dân Việt", ông nhận định.

Người dân Tây Tựu xót xa nhìn hoa rằm tháng giêng vứt đầy đườngNgười dân Tây Tựu xót xa nhìn hoa rằm tháng giêng vứt đầy đường

TTO - Dịch COVID-19 bùng phát ngay trước Tết Nguyên đán, hàng trăm ruộng hoa vụ rằm tháng giêng và lễ hội đầu năm ở Tây Tựu, làng hoa lớn nhất miền Bắc, rơi vào cảnh rớt giá, hoa chất đầy đường.