TPO - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Brazil chủ yếu nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Có đến 90% sản phẩm thủy sản quốc gia này mua từ Việt Nam là cá tra.
Mục lục
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi
Brazil tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm đến lớn nhất của cá tra Việt Nam. Ảnh minh họa: IT.
Những tháng đầu năm, Brazil tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm đến lớn nhất của cá tra Việt Nam. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong quý I, xuất khẩu cá tra sang Brazil đạt 55 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, và duy trì là nhà nhập khẩu nhiều cá tra thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.
Sản phẩm được Brazil ưa chuộng nhất là cá tra phile cắt khúc đông lạnh mã HS 0304 từ Việt Nam. Các sản phẩm cá tra khác như cá khô và các sản phẩm chế biến, thị trường này tiêu thụ rất ít hoặc hầu như không tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm. Đây là đặc điểm riêng của thị trường Brazil nhiều năm nay khi nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Việt Nam hiện có nhiều sản phẩm cá tra phi lê như: Cá tra phi lê thịt trắng (Well-trimmed fillet), Cá tra phi lê thịt đỏ (Untrimmed fillet), Cá tra phi lê bán tỉa (Semi-trimmed fillet), Cá tra phi lê tẩm bột chiên, Cá tra phi lê ướp gia vị, Cá tra phi lê đông lạnh không phụ gia...
Theo triển vọng nuôi trồng thủy sản toàn cầu của Rabobank cho năm 2025, sản lượng cá tra dự kiến sẽ tăng 7% so với năm trước. Việt Nam sẽ vẫn là nhà sản xuất hàng đầu, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong đều tăng. Bất chấp sự cạnh tranh từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, Việt Nam đang hướng tới tăng trưởng mạnh mẽ, dự đoán sẽ chiếm ưu thế trước những căng thẳng thương mại toàn cầu.
Bà Thu Hằng - chuyên gia ngành cá tra của VASEP - nhận định: “Ngành cá tra tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, sau thành tích xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD năm 2024. Các nhà xuất khẩu dự kiến sẽ tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm có giá trị gia tăng - dòng sản phẩm đang có nhu cầu tăng cao trên thị trường toàn cầu. Việc Brazil mở cửa thị trường cho cá tra sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành cá tra cũng như ngành thủy sản Việt Nam”.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây, kể từ năm 2015, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng từ 1,6 tỷ USD năm 2015 lên hơn 2 tỷ USD năm 2024, đạt kỷ lục 2,4 tỷ USD năm 2022.
Trung Quốc chi nghìn tỷ mỗi tháng để mua cá tra Việt Nam
TPO - Chính phủ đề xuất bổ sung quy định đối tượng dân sự được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc gồm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) diễn ra ngày 14-5, các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường, có nơi chỉ dừng ở mức hình thức.
TPO - Đoạn clip ghi lại cảnh thanh niên hóa trang nhân vật trong phim “thần điêu đại hiệp” dùng một tay điều khiển và bốc đầu xe máy trên đường. Các tài khoản chia sẻ trên mạng xã hội cho rằng, vụ việc vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, theo xác minh của phóng viên, đây chỉ là hình thức câu like trên mạng.
TPO - Từ đầu năm 2025 đến tháng 5/2025, Sở Y tế Lâm Đồng đã lập nhiều đoàn kiểm tra đột xuất, xử phạt 31 cơ sở vi phạm trong kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng, tổng số tiền 100 triệu đồng.
TPO - Trong năm 2024, nhiều cán bộ ở Đắk Lắk bị kỷ luật do để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Thông qua hoạt động điều tra, xét xử, cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 18 tỷ đồng tiền tham nhũng.
Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.
TPO - Sau 3 tháng đầu năm im ắng, trong tháng 4 vừa qua các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành gần 12.500 tỷ đồng trái phiếu. Đáng chú ý, áp lực đáo hạn của doanh nghiệp bất động sản sẽ tập trung trong quý III và quý IV năm nay với khoảng 86.400 tỷ đồng.
TPO - Ngày 14/5, Công an xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành, Sóc Trăng) cho biết, đang phối hợp điều tra, xử lý gần 8 tấn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc và chưa được cấp phép lưu hành, trong đó có sữa và thực phẩm chức năng.