Phát biểu tại tọa đàm hướng nghiệp và tuyển sinh do Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức sáng 5-1, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ Cần làm rõ khái niệm xét tuyển sớm để thí sinh bớt 'rối'ĐỌC NGAY
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học: ‘Xét tuyển sớm chỉ có lợi cho thí sinh yếu’
Bà Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - cho rằng xét tuyển sớm chỉ có lợi cho thí sinh yếu, còn các thí sinh giỏi không cần đến phương thức xét tuyển này.
Việc đăng ký xét tuyển vẫn như mọi năm, tức là đăng ký nguyện vọng mong muốn dự tuyển lên hệ thống hỗ trợ xét tuyển của bộ.
Trên hệ thống này có đầy đủ thông tin, dữ liệu điểm thi, học bạ, điểm các kỳ thi riêng của các trường, chứng chỉ quốc tế…
"Năm nay thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển sau khi thi tốt nghiệp THPT. Chỉ xét tuyển sớm với phương thức xét tuyển thẳng thí sinh tài năng, các thành tích xuất sắc.
Như vậy thí sinh cần tập trung thi thật tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT để đạt kết quả cao nhất thì chắc chắn các em sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển vào nguyện vọng mình mong muốn nhất", bà Thủy nhấn mạnh.
Xét tuyển sớm chỉ để tuyển thẳng thí sinh xuất sắc, tài năng
Bà Thủy cũng cho biết thêm hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp nhận góp ý dự thảo quy chế tuyển sinh đại học để hoàn thiện trước khi chính thức ban hành.
Quy chế sửa đổi chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật, mang đến thuận lợi cho thí sinh trong công tác tuyển sinh, đặc biệt là đảm bảo sự công bằng cho thí sinh khi cùng tham gia ứng tuyển.
"Nguyên tắc của quy chế tuyển sinh là đảm bảo công bằng giữa các thí sinh và thí sinh được dự tuyển, ứng tuyển và trúng tuyển vào nguyện vọng tốt nhất có thể (nguyện vọng thí sinh mong muốn nhất và phù hợp với sở trường của các em).
Do trước đây các trường dành quá nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, đồng thời cũng chưa có những phân tích khoa học để đảm bảo sự công bằng giữa các tổ hợp xét tuyển cho một ngành đào tạo, nên quy chế năm nay sẽ có quy định để đảm bảo chặt chẽ hơn việc xét tuyển sớm.
Khi đó chỉ tiêu dành để xét tuyển thẳng rất nhỏ, chỉ dành cho thí sinh có thành tích vượt trội, xuất sắc, có các giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế. Còn lại đa số thí sinh đều phải tham gia vào đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo", bà Thủy nhấn mạnh.
Xét học bạ phải xét kết quả học tập cả năm lớp 12
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ có một số điều chỉnh kỹ thuật khác trong quy chế với quy định các trường phải đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển. Nghĩa là, khi thí sinh trúng tuyển điểm phải được quy đổi tương đương giữa các phương thức và các tổ hợp xét tuyển.
Nếu các trường xét tuyển học bạ phải dùng kết quả học tập của cả năm lớp 12, để học sinh không lơ là học tập ở học kỳ cuối.
Các trường không được đưa ra quá nhiều tổ hợp xét tuyển cho một ngành, nhóm ngành đào tạo. Các tổ hợp tuyển sinh phải có ít nhất một môn quan trọng là văn hoặc toán, trong số điểm của môn này phải chiếm tỉ trọng nhất định và quan trọng trong tổ hợp.