Vẫn theo mạch những hồi tưởng về một thời thanh niên sôi nổi, những người không còn trẻ "thế hệ F1" của Ban Tiền Phong điện tử (
Báo điện tử Tiền Phong được quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất các sản phẩm trực quan.
Cần nhất là cơ chế, không phải là tiền
Anh Phương Đông, tờ báo điện tử bây giờ có gì khác với tờ báo điện tử 20 năm trước?
Thời mình hay gọi là Báo Tiền Phong điện tử. Còn bây giờ khác hẳn: Báo điện tử Tiền Phong. Không phải anh chơi chữ mà cách xa một trời một vực về tư duy đấy.
20 năm trước sừng sững cả một hệ thống báo giấy với cột chống vững chãi là Tiền Phong Nhật báo bên cạnh những ấn phẩm phụ đắt khách: Tri thức trẻ, Người đẹp Việt Nam, Tiền Phong Cuối tháng. Giờ văn hóa đọc đã khác. Hệ thống báo, chí giấy đã làm tròn sứ mệnh và theo thời gian đã chấm dứt hoạt động.
Lãnh đạo phụ trách TPO từ những ngày đầu thành lập, Phó Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Nam (bút danh Phương Đông) |
Bây giờ dù muốn hay không chỉ còn lại tờ điện tử, dù yếu dù khỏe thì đứa con ấy cũng phải gánh vác "gia đình Tiền Phong" thôi. Vậy thì phải đầu tư cho nó, phải trao quyền cho nó, phải… phải… phải để cho nó đủ điều kiện, đặc biệt là đủ cơ chế để làm tròn sứ mệnh mới của nó.
Thời đó mình chưa đủ cơ chế anh nhỉ?
Thời nào cũng chả đủ. Lúc ấy may mà Tiền Phong có chính sách phát triển cộng tác viên, tri ân họ nên khi làm báo điện tử anh tận dụng quyền hạn đến mức cao nhất để nhiều cộng tác viên là sinh viên báo chí, các bạn trẻ yêu nghề báo muốn thử sức mình được vào làm việc, tạo ra nguồn nhân lực giá rẻ chất lượng cao để hoàn thành nhiệm vụ.
Tất nhiên, TPO chỉ có tiền để trả cho họ ở mức tối thiểu, nhưng bù lại, các bạn đều đã tích lũy được rất nhiều bài học và cảm hứng từ TPO. Là sinh viên, hay chỉ là admin diễn đàn nhưng được đàng hoàng bước vào tòa nhà 9 tầng của báo Tiền Phong, có bàn ghế, máy móc để làm việc. Đó là sự tự hào của các bạn, nhưng cũng là sự ưu ái của Tiền Phong chứ.
Thành viên của TPO từ năm 2007, Tiến sĩ Phan Kiền nay là Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. |
Nhưng, nếu cơ chế thoáng đãng hơn thì có thể TPO đã đột phá ngay từ đầu…
Anh muốn nói đến một dự án bị bỏ rơi mà anh bảo đến lúc nào đó phù hợp sẽ kể, bây giờ đã kể được chưa ạ?
À, anh có tiếc nuối về nhóm TintucVietnam và đầu lĩnh Dương Minh Việt. Lúc ấy các bạn sắp tan rã, cần một chỗ chính danh để làm lâu dài. Lúc ấy, Việt, Nguyễn Ngọc Linh và anh đã viết xong một phương án xây dựng Tiền Phong trực tuyến, chuẩn bị trình Ban Biên tập. Phương án ấy chú trọng phần Nội dung.
Tuy nhiên, nó có tính toán rất cụ thể đến các thông số thu - chi, tính toán rất rõ ràng lúc nào thì bán được quảng cáo, bán được bao nhiêu theo đà tăng trưởng của nội dung. Theo tính toán, chỉ sau 6 tháng, TPO sẽ nằm trong top 3 báo trực tuyến có đông người truy cập nhất tại Việt Nam.
Các anh chị phóng viên, biên tập viên ở TPO gần như không có sự phân biệt đồng nghiệp là cộng tác viên hay phóng viên. Trong “đoàn quân” ấy, cộng tác viên còn nhiều hơn cả phóng viên. Đi đâu, TPO cũng gần như đông đủ các thành viên.
Tiến sĩ Phan Kiền
Đề án thì vẽ được mà anh?
Vẽ. Đúng, nhưng anh tin vì các bạn ấy đã làm được một trang tin có lượng đọc top của Việt Nam hồi đó. Sau khi có đề án, các bạn ấy phát hiện được ngay là Tiền Phong không thể đáp ứng cơ chế cho các bạn ấy sáng tạo và kinh doanh nên tìm đến một đơn vị khác, không có tiềm lực bằng Tiền Phong, nhưng dám trao quyền cho họ. Và, họ chứng minh được bức tranh họ vẽ là hiện thực.
Khi làm gì, chúng ta hay hỏi đến tiền. Nhưng cái cần nhất là cơ chế chứ không hẳn là tiền. Vì đằng sau cơ chế chính là niềm tin, là trình độ quản lý, là tầm nhìn kinh tế… Anh học được nhiều từ những người trẻ như thế.
Mô hình của tờ báo tương lai
Có lần anh tâm sự là làm báo điện tử cần 3 điểm tựa?
Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng TPO, anh đã mong muốn có một mô hình phát triển bền vững. Đó là chân vạc: Nội dung - Công nghệ và Thương mại. Anh tiếc nhất khi nhóm Dương Minh Việt không thể về với Tiền Phong, vậy là chúng ta đã mất đi một công ty công nghệ. Việt là leader nội dung của công ty đó. Và là một công ty thì họ sống chết cũng phải làm thương mại để nhân lên nhiều lần giá trị của họ, thu được lợi nhuận về cho họ.
Nhiều người làm báo kiêu căng cho rằng mình mới là quan trọng nhất. Họ cứ nghĩ công nghệ chỉ là kẻ làm thuê, làm tốt nội dung thì tiền sẽ tự chảy về. Bây giờ thử nhìn lại các tờ báo điện tử lớn nhất cả về lượng người đọc và nguồn thu thương mại của Việt Nam mà xem: VNExpress có FPT, đằng sau Zing News là VNG, sau Soha là VCCorp, VietNamNet cũng có xuất phát điểm từ một công ty…
Ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên Trưởng ban Tiền Phong điện tử (người đeo kính) cùng ekip cán bộ của TPO giao lưu trực tuyến với diễn viên chính của bộ phim đang tạo nên "cơn sốt" năm 2009 "Lập trình cho trái tim". |
Vậy thì Báo điện tử Tiền Phong bây giờ theo anh có đủ cả 3 điểm tựa không?
Điều đó thì những người Tiền Phong hiện tại tự trả lời, anh không thể nói thay. Chỉ có điều ai cũng thấy là công nghệ ngày càng quan trọng, thậm chí lấn át cả nội dung báo chí. Trong
Vậy, các tờ báo điện tử không muốn chịu chung số phận như báo in hiện nay sẽ phải vượt lên chính mình ngay từ bây giờ để tồn tại như thế nào?
Phải làm chủ chính bản thân mình và cơ quan mình trước. Nếu được trở lại là người tuyển chọn một lứa F1 mới của báo AI thì đó sẽ là một lứa trẻ: Yêu - Làm chủ được công nghệ; Giỏi giao tiếp, dẫn dắt để những con người AI làm bạn đồng hành, cùng con người thực phục vụ sự phát triển của nhân loại một cách nhân văn…
Còn nếu được làm người đứng đầu tờ báo anh sẽ chủ động tìm đến những công ty nghiên cứu về AI để cùng đồng hành, nắm bắt xu hướng truyền thông mới, nhằm tạo nên một sản phẩm truyền thông giúp con người thực sự tự do, thể hiện mình trong đưa và nhận thông tin nhanh nhất, dễ dàng nhất, hấp dẫn nhất trên cơ sở giao tiếp không biên giới…
Thế những người làm báo hôm nay sẽ lại bị đào thải như khi báo in chết thì hàng triệu người làm báo trên thế giới chuyển việc à?
Việc này do chính từng con người quyết định. Để tồn tại được trong tờ báo điện tử hiện tại, người phóng viên cần biết thể hiện bài viết bằng ngôn ngữ nói (anh tin rằng phần viết đang dày đặc sẽ dần giảm thiểu trong 5 năm tới), ngôn ngữ hình ảnh động (chứ không chỉ là những bức ảnh tĩnh), làm chủ những ứng dụng AI phổ biến hiện có.
Mỗi phóng viên hãy tự chuẩn bị hành trong cho mình trong kỷ nguyên mới và lãnh đạo tờ báo nên tuyển chọn, đào tạo để những người ấy dần chiếm số đông trong đội ngũ những người làm nội dung của báo một cách sớm nhất.
Còn nhiều điều đang nghĩ, nhưng nếu nói nhiều mọi người sẽ cho là đang viết truyện viễn tưởng nên cuộc chuyện trò nên dừng lại ở đây. Mỗi một con người, mỗi một thế hệ là một viên đá, một đoạn đường trên con đường sáng tạo không có điểm dừng. Chúng tôi, lứa TPO F1 đã tự trải thanh xuân để tạo nên một đoạn đường. Thế hệ Tiền Phong hiện tại đang tạo nên đoạn đường mới. Mong đoạn đường mới ấy thênh thang, đẹp đẽ hơn.
Nhà báo Phương Đông