Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).
Mục lục
Bệnh viện thành phố Thủ Đức được đề xuất đổi tên thành Bệnh viện Thủ Đức sau sáp nhập - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 15-7, Sở Y tế TP.HCM cho hay đã có văn bản gửi Sở Nội vụ về việc đổi tên các đơn vị sự nghiệp y tế công lập cấp huyện trực thuộc Sở Y tế, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó sẽ có 17 bệnh viện cấp huyện trực thuộc tại TP.HCM (cũ) được Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khámĐỌC NGAY
Về chức năng, nhiệm vụ của các bệnh viện nêu trên khi đổi tên sẽ vẫn giữ nguyên theo quyết định của UBND TP trước đó.
Cụ thể danh sách 17 bệnh viện quận, huyện tại TP.HCM được Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên như sau:
Bệnh viện quận 1 thành Bệnh viện Tân Định, Bệnh viện quận 4 thành Bệnh viện Khánh Hội, Bệnh viện quận 6 thành Bệnh viện Bình Phú, Bệnh viện quận 7 thành Bệnh viện Nguyễn Thị Thập, Bệnh viện quận 8 thành Bệnh viện Chánh Hưng, Bệnh viện quận 11 thành Bệnh viện Lãnh Binh Thăng, Bệnh viện quận 12 thành Bệnh viện Trung Mỹ Tây.
Còn lại Bệnh viện quận Bình Tân thành Bệnh viện Bình Tân, Bệnh viện quận Bình Thạnh thành Bệnh viện Bình Thạnh, Bệnh viện quận Tân Bình thành Bệnh viện Tân Bình, Bệnh viện quận Tân Phú thành Bệnh viện Tân Phú, Bệnh viện quận Gò Vấp thành Bệnh viện Gò Vấp, Bệnh viện quận Phú Nhuận thành Bệnh viện Phú Nhuận, Bệnh viện thành phố Thủ Đức thành Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện huyện Bình Chánh thành Bệnh viện Bình Chánh, Bệnh viện huyện Củ Chi thành Bệnh viện Củ Chi, Bệnh viện huyện Nhà Bè thành Bệnh viện Nhà Bè.
7 bệnh viện quận, huyện còn lại trên địa bàn Bình Dương (cũ) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) hiện vẫn chưa thống nhất đổi tên. Sở Y tế TP.HCM sẽ tổng rà soát và lập kế hoạch hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho các bệnh viện trên địa bàn.
Nâng cấp 168 trạm y tế thành "bệnh viện mini"
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, sau sáp nhập, quy mô dân số thành phố tăng từ hơn 9,9 triệu người lên 13,7 triệu người, số bệnh viện tăng từ 134 lên 164, đây là con số rất lớn.
Tuy nhiên thành phố đang đối diện với thách thức là tỉ lệ giường bệnh/vạn dân sau hợp nhất sẽ giảm xuống từ 42 còn 35 giường/vạn dân, nên đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn.
TP.HCM có 168 trạm y tế và 296 điểm trạm, theo hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ có 125 trạm y tế đạt chuẩn trên 500m2, các trạm này sẽ như một "bệnh viện mini", có đầy đủ khoa phòng.
PGS Nguyễn Anh Dũng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho hay sau hợp nhất, ngành y tế đang xây dựng mô hình đô thị đặc biệt - trung tâm y tế, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước.
"Thành phố sẽ nâng cao năng lực trạm y tế sau hợp nhất, trong đó chuẩn đầu ra và mở rộng độ bao phủ dịch vụ y tế ban đầu. Cần biến trạm y tế thực sự trở thành nơi gần dân nhất, dân tin nhất, thực hiện sứ mệnh khám chữa bệnh ban đầu, phân loại, theo dõi sức khỏe định kỳ của người dân, phải làm sao để người dân qua tuyến này trước, qua tuyến chuyên sâu khác sau.
Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng
Sau khi các địa phương sáp nhập, triển khai chính quyền hai cấp, cơ sở y tế thuộc quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện như bệnh viện đa khoa huyện trước đây có sự thay đổi thế nào?
Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình vừa tiếp nhận điều trị thành công cho hai bệnh nhi nhập viện nghi do ngộ độc khí sau khi ngồi lâu trong ô tô đang di chuyển.
Cuối tháng 6, nhiều tờ báo lớn ở Mỹ cùng tiễn biệt Jim Parkinson (1941-2025) - một bậc thầy thiết kế kiểu chữ (typographer), người đã họa nên măng sét của họ từ nhiều thập kỷ trước.Nghệ sĩ Jim Parkinson...
Những ngày gần đây, nhiều người hiến máu ở TP.HCM liên tiếp nhận được các cuộc gọi thông báo rằng kết quả máu của mình bất thường, yêu cầu cấp ảnh CCCD/VNeID, kết bạn Zalo để 'hướng dẫn đăng ký khám, làm xét nghiệm'.
Theo phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố, các môn toán, vật lý, địa lý 'mưa' điểm 10 so với năm trước. Tuy nhiên dự báo điểm chuẩn các trường đại học sẽ giảm. Đặc biệt phổ điểm môn tiếng Anh đẹp nhưng nhiều chuyên gia bày tỏ âu lo.
Tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực dập dịch nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là tình trạng thiếu hụt lực lượng thú y xã. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị đề xuất duy trì lực lượng thú y xã đến hết tháng 5/2026 để phòng, chống dịch.
Thực tế không ít sinh viên ra trường chưa vội cuống cuồng tìm việc. Họ tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống trước mắt và tiếp tục chuẩn bị "nội lực" cho tương lai.
Sáng 16-7, tại quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở TP Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng phối hợp với Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam khai mạc triển lãm Ký ức chiến trường Khu V.