Sáng 15-5, Côn Đảo vang tiếng Đài phát thanh Sài Gòn trực tiếp tường thuật "Lễ mừng chiến thắng" có diễu binh và diễu hành với hàng chục ngàn người gồm chiến sĩ cách mạng và dân chúng Sài Gòn tham dự.
Mục lục
Những chiến sĩ trẻ ở nhà tù Côn Đảo về Sài Gòn tháng 5-1975. Người đứng giữa, quấn khăn rằn trên đầu là Lê Văn Nuôi - Ảnh: tác giả sưu tầm
Tiếp theo, đài phát thanh lời kêu gọi với thanh niên của anh Lê Công Giàu, người đại diện Hội Liên hiệp thanh niên Sài Gòn - Gia Định. Tôi đứng lặng ở Côn Đảo, nghe tiếng nói từ Sài Gòn, lòng dâng trào nỗi nhớ người thân yêu nơi đất Sài Gòn.
Về đất liền
Bất ngờ, khoảng 12h trưa, Văn phòng Côn Đảo phát loa thông báo một số sinh viên, học sinh được gọi tên - trong đó có Lê Văn Nuôi - chuẩn bị 13h lên tàu về Sài Gòn.
Chuyến tàu hải quân sức chở 150 người nhưng chất hơn 200 người bởi thiếu tàu. Lực lượng hải quân cách mạng đang phải đổ bộ lên các đảo Trường Sa và nhiều đảo khác dọc biển Đông để giành lại
Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ tuổi gặp nhau tại hội trường Ba Đình trong kỳ họp khai mạc Quốc hội khoá VI ngày 2-7-1976. Từ trái qua: Huỳnh Tấn Mẫm, Anh hùng quân đội Minh Hiền và Mai Phương (Bến Tre), diễn viên điện ảnh Trà Giang và Lê Văn Nuôi - Ảnh: Trà Giang cung cấp
Trùng phùng cha mẹ
Ngày 18-5-1975, anh bạn Nguyễn Văn Vĩnh, cán bộ Thành đoàn Sài Gòn, tay cầm khẩu súng trường đi xe Jeep do một thanh niên tự vệ lái đến Trường trung học Hùng Vương, quận 5.
Đây là nơi tôi và những tù nhân chính trị cách mạng vừa được giải thoát khỏi nhà tù chính quyền VNCH đang học tập một khóa học mang tên "Khóa Chiến thắng". Anh Vĩnh đến để chở tôi về thăm nhà ba má ở quận 4, Sài Gòn.
Bước vào nhà, tôi xúc động nói: "Chào ba, con mới về!". Ba tôi đang cắt tóc cho khách ở tiệm hớt tóc tại nhà, ngạc nhiên nở nụ cười tươi rói, phô hai hàm răng đen tuyền do nhuộm thuốc đen răng từ thời trai trẻ ở miền Bắc: "Con về đấy à!".
Rồi tôi vào nhà trong, bước đến chiếc xe lăn má tôi đang ngồi, nắm tay má mà nghẹn ngào: "Con về rồi nè má!". Má ôm tôi khóc ngất: "Trời ơi! Con còn sống trở về, má mừng quá! Mười mấy ngày qua má chống gậy đi kiếm con mà không thấy con đâu…".
Chợt tôi nhìn thấy má vẫn còn giữ chiếc giỏ trầu bên người, như thay lời muốn nói má luôn nhớ tới đứa con trai duy nhất.
Thật là xúc động. Hồi ở khu giam tù chính trị tại Chí Hòa, có vài anh đan những chiếc giỏ đựng trầu và giỏ xách nhỏ bằng cách đan kết những sợi ni lông li ti như hạt cườm, nhiều màu sắc lóng lánh rất đẹp.
Năm 1973, tôi đã đặt các anh đan chiếc giỏ đựng trầu cau màu nâu xen chữ trắng, trên nắp đan dòng chữ "Chúc thọ mẹ hiền", bên hông hộp đan chữ "Chí Hòa" và chữ "L.V.N." (Lê Văn Nuôi) gởi về nhà tặng má tôi. Thầm mong má mỗi khi nhai trầu cau đựng trong chiếc giỏ trầu, má nhớ đến đứa con trai duy nhất đang lưu đày chốn nào!
Điều ngạc nhiên là qua hơn 50 năm rồi, trong tủ kỷ vật gia đình, chiếc giỏ đựng trầu của má tôi vẫn còn chắc chắn, không phai màu.
Sở dĩ ngày đó má tôi phải ngồi xe lăn do năm 1973, sau khi cùng chị Hai tôi vào khám Chí Hòa thăm tôi, rồi trên đường về hai người ghé thăm nhà bác là má chị Thanh Mai và Lê Văn Triều - hai người bạn phong trào học sinh với Lê Văn Nuôi ở đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
Khi ra về hai má con băng qua giao lộ Trần Hưng Đạo, bất ngờ một xe máy chạy nhanh đụng mạnh vào má tôi khiến bà ngã lăn đập đầu xuống đường, bất tỉnh. Người lái xe mặc quân phục hải quân VNCH và chị tôi dìu má vào lề đường. Khoảng 10 phút sau, má tôi tỉnh dậy.
Chị Hai tôi kể lại lúc đó thấy má chỉ bị sây sát và đứng lên đi được, nên chị cho người lái xe đi, má không đòi hỏi bồi thường gì hết! Bất ngờ khoảng vài ngày sau, má kêu nhức đầu quá rồi mê man, phải đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Bác sĩ hội chẩn bà bị chấn thương sọ não, phải mổ gấp. Cuộc giải phẫu thành công cứu sống má tôi nhưng do bỏ qua "thời gian vàng" kể từ khi bị xe đụng, nên má bị liệt một bên chân, phải chống nạng. Rồi một năm sau cả hai chân đều yếu liệt, khiến má phải di chuyển trên xe lăn.
Suốt mấy tháng sau khi má tôi gặp tai nạn, chỉ có chị Hai và bạn bè vào Chí Hòa thăm nuôi tôi. Sinh nghi, tôi hỏi chị Hai mới biết má bị đụng xe và liệt chân. Tôi đau đớn kêu lên: "Trời ơi! Vậy sao chị không cho em biết!".
Chị Hai đáp: "Má dặn chị đừng nói cho thằng Nuôi biết chuyện má bị xe đụng. Kẻo ở tù đã khổ, mà nó nghe chuyện này càng thêm khổ tâm, lo lắng!".
Những lần má và chị Hai vào nhà tù Chí Hòa thăm nuôi tôi hai lần mỗi tuần, cũng như những lần má đi một mình đến trụ sở Tổng hội sinh viên Sài Gòn, số 207 đường Hồng Bàng, quận 5 (An Dương Vương ngày nay) thăm và đem thức ăn cho tôi.
Lúc đó Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn do tôi phụ trách cũng đóng trụ sở hoạt động tại địa chỉ này.
Má thường nấu đem cho tôi những món má biết đứa con trai ưa thích như canh khổ qua nhồi cá thác lác, thịt nạc kho trứng, trứng vịt lộn, chè nếp đậu đỏ…
Đến năm 1974, tôi bị đày ra Côn Đảo, bị giam cầm ở khu chuồng cọp xa xôi quá và thân nhân chưa được phép ra đảo thăm nuôi.
Có hai vật dụng tôi luôn đem theo người suốt những năm tháng lưu đày là chiếc ba lô màu "nhà binh" đựng quần áo và chiếc lon nhôm Guigoz (lon sữa bột hiệu Guigoz) do má tôi làm muối mè trộn đậu phộng gởi vào để tôi ăn với cơm gạo lứt.
Mỗi tuần một, hai lần má tôi cùng chị Hai tôi vô Chí Hòa thăm tôi, đem theo giỏ đủ thứ món ăn, rồi một tháng má đem một lon muối mè mới vào, lấy vỏ hộp cũ về. Nhưng tiếc là khoảng năm 1980, chiếc ba lô đã mục nát, phải bỏ và chiếc lon Guigoz lạc đâu mất!
Có những đêm dài trong ngục thất, tôi ứa nước mắt khóc thầm mỗi khi nhớ về mái ấm gia đình, nhớ ba má, chị em và thèm ăn những món khoái khẩu má thường nấu cho tôi ăn lúc ở nhà, ở Tổng hội sinh viên và ở khám Chí Hoà Sài Gòn…
Má tôi - Nguyễn Thị Toán - qua đời năm 1984, thọ 68 tuổi (1916-1984).
Rồi tôi vào nhà trong, bước đến chiếc xe lăn má tôi đang ngồi, nắm tay má mà nghẹn ngào: "Con về rồi nè má!". Má ôm tôi khóc ngất: "Trời ơi! Con còn sống trở về, má mừng quá! Mười mấy ngày qua má chống gậy đi kiếm con mà không thấy con đâu…".
-----------------------------
Kỳ tới: Sài Gòn, những ngày đầu hòa bình
30-4-1975: Ngày trở về - Kỳ 1: Nhà tù Côn Đảo và tuổi 20 chúng tôi
30-4-1975 là ngày lịch sử, ngày "cờ sao đang tung bay cao qua hết rồi những năm thương đau, xa 30 năm nay đã gặp nhau vui sao nước mắt lại trào". Ngày thống nhất đất nước, trùng phùng anh em. Ngày của khởi đầu dựng xây lại Tổ quốc...
TPO - Gia đình nam diễn viên Mizuki Itagaki thông báo anh đã qua đời do sự cố đáng tiếc, ở tuổi 24. Thi thể của anh được tìm thấy tại Tokyo sau hơn hai tháng mất tích.
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt trao tặng 1 tỷ đồng tới Quỹ Bệnh nhân nghèo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW), nối dài hành trình sẻ chia bền bỉ hỗ trợ những người mẹ, em bé sơ sinh, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời trao tặng món quà chăm sóc sức khỏe là các sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK cho các CBNV đang công tác tại bệnh viện.
TPO - Đoạn clip bảo mẫu đánh bé gái sau khi lan truyền trên mạng xã hội đã gây phẫn nộ, bức xúc dư luận, cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc điều tra.
TPO - Ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu Sở Xây dựng và các quận huyện công khai thông tin về sơ đồ mặt bằng, giá thuê, mua, trình tự thủ tục đăng ký, vay vốn... hỗ trợ người dân đủ điều kiện tiếp cận, mua nhà ở xã hội đúng giá, không qua trung gian, không phải trả thêm phí.
Đến gần 15h ngày 17-4, Công an tỉnh Bình Dương cùng các đơn vị nghiệp vụ có liên quan vẫn đang phong tỏa nghiêm ngặt hiện trường vụ hai cô cháu nghi bị sát hại trong nhà trọ.
TPO - Khi xe tải đang lưu thông trên đường thì bất ngờ bị một thanh niên bước xuống từ một xe tải khác, tay cầm rựa đi tới đe dọa. Vụ việc được người tham gia giao thông dùng điện thoại ghi lại.
TPO - Ngày 16/4, Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP Đà Nẵng cho hay đã có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT, các trường, trung tâm về việc triển khai tập luyện môn pickleball.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa kiểm tra đột xuất phòng khám thuộc Công ty TNHH Whitecoat Việt Nam (quận Bình Thạnh) bị phản ánh có dấu hiệu làm giả giấy xét nghiệm đột biến gen tầm soát ung thư.