Góc nhìn trung lập về cuộc chiến
Địa đạo đưa người xem trở về năm 1967, thời điểm chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Tại căn cứ Bình An Đông - Củ Chi, đội du kích do Bảy Theo (
Sự tĩnh lặng mà Bùi Thạc Chuyên dàn dựng xuyên suốt phim cũng là một dụng ý. Nó như bàn đạp để đẩy cảm xúc lên cao trào khi cần thiết, đặc biệt là trong phân đoạn chú Sáu (Cao Minh) bị bắt.
Đạo diễn biến cảnh quay thành một tuyên ngôn mạnh mẽ. Chú Sáu bị thương, nằm dưới hố cát địa đạo vừa bị đào, xung quanh là lính Mỹ cao to vạm vỡ. Thế nhưng, ông vẫn giữ thần thái “chiếu trên”, thong dong hút thuốc của kẻ thù, dạy cho chúng bài học về lịch sử bi tráng của dân tộc.
Với lời nói đanh thép và biểu cảm tự tin, chú Sáu khẳng định đây là cuộc “chiến tranh nhân dân” – cũng là lời dự báo cho thất bại sớm muộn của quân Mỹ.
Ẩn ý của Bùi Thạc Chuyên
Suốt thời lượng 128 phút, Bùi Thạc Chuyên cài cắm nhiều chi tiết ẩn dụ. Đơn cử, con tắc kè ban đầu xuất hiện như một “người bạn” của Bảy Theo. Nó bị nhốt trong lồng, tượng trưng cho sự kiềm chế và tình thế bó buộc của người lính du kích trong cuộc chiến.
Gần cuối phim, Bảy Theo thả con tắc kè ra khỏi lồng trước trận đánh sống còn. Hành động đó đầy ý nghĩa, gợi lên sự giải phóng và tinh thần sẵn sàng đối mặt với số phận.
Với đặc tính thay đổi màu sắc, tắc kè thoắt ẩn thoắt hiện chẳng khác gì lính du kích Việt. Họ linh hoạt, thiên biến vạn hóa, ẩn mình trong bóng tối địa đạo để né tránh sự săn lùng của kẻ thù.
Cảnh làm tình giữa Ba Hương (