
Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc đồng chủ trì hội nghị - Ảnh: Báo Phú Thọ
Theo báo Phú Thọ, chiều 14-4, Thường trực Tỉnh ủy Chi tiết dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính 34 tỉnh, thành sau sáp nhậpĐỌC NGAY
Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc đồng chủ trì hội nghị - Ảnh: Báo Phú Thọ
Theo báo Phú Thọ, chiều 14-4, Thường trực Tỉnh ủy Chi tiết dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính 34 tỉnh, thành sau sáp nhậpĐỌC NGAY
Để việc hợp nhất được thực hiện đúng thời gian, quy định, cần thiết phải thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hợp nhất ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đặng Xuân Phong và Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đều nhất trí với việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo hợp nhất tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và thống nhất cao về một số nhiệm vụ quan trọng trong triển khai xây dựng đề án hợp nhất ba tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Hòa Bình cũng đề nghị việc triển khai xây dựng đề án hợp nhất 3 tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc đặt sự phát triển chung của tỉnh mới sau hợp nhất lên cao nhất.
Đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện và bố trí công tác cán bộ đảm bảo tương đối cân đối, hài hòa, phù hợp với điều kiện thực tế.
Khi nghiên cứu xây dựng, triển khai đề án hợp nhất, cần quan tâm chính sách hỗ trợ về chỗ ở, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức.
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu khẳng định việc ban hành nghị quyết liên tịch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo nhằm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án hợp nhất đơn vị hành chính ba tỉnh.
Ông Châu cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo sau khi được thành lập khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch hoạt động theo hướng xác định rõ lộ trình, nội dung công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm thực hiện của các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.
Dự kiến lấy tên tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (nghị quyết 60), trong đó nêu rõ danh sách dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, gồm 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo danh sách dự kiến, hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình, lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.