Nhiều ý kiến cho rằng việc các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng không có hội đồng trường là bước lùi về tự chủ đại học.
Mục lục
Đại diện các trường đại học trao đổi quanh vấn đề bỏ hội đồng trường ở các trường đại học thành viên - Ảnh: M.G
"Không có hội đồng trường sẽ làm giảm vai trò tự chủ đại học của trường đại học thành viên đại học quốc gia và đại học vùng. Đây là bước lùi so với hiện tại. Hội đồng trường không gây bất kỳ tốn kém nào cho trường đại học, chỉ có lợi cho trường vì sao bỏ đi?
Cần phải loại bỏ điều 13 khoản này khỏi dự thảo Luật Giáo dục đại học" - PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), thẳng thắn nêu quan điểm.
Đi ngược chủ trương tự chủ đại học
Chiều 10-7, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tọa đàm "Giữ hay bỏ hội đồng trường 2 cấp". Tại tọa đàm này, không chỉ bà Diệp mà cả 8/8 trường thành viên,
GS.TS Lê Minh Phương, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng bỏ hội đồng trường là tước quyền tự chủ của trường đại học thành viên - Ảnh: M.G
Ông Phương nhấn mạnh: Cả thế giới đang chuyển sang mô hình phân quyền, tự chủ đại học, mình lại đi ngược khiến hội nhập quốc tế trở nên khó khăn. Điều 13 phá bỏ mô hình này, có thể khiến đại học Việt Nam bị tụt hậu về thể chế quản trị học thuật.
"Trong khi các trường ngoài đại học quốc gia, đại học vùng có hội đồng trường, thì các trường thành viên lại không được trao quyền này. Điều này có thể gây mất công bằng, phân biệt đối xử, làm giảm niềm tin và gây mâu thuẫn trong toàn hệ thống giáo dục đại học" - ông Phương nói thêm.
Tương tự, ông Vũ Đức Lung, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng muốn phát triển theo xu hướng quốc tế thì phải có tự chủ, muốn tự chủ phải có hội đồng trường. Trong các nghị quyết, văn bản của Đảng không có bất kỳ văn bản nào thể hiện định hướng loại bỏ hội đồng trường.
"Đã là trường đại học thì phải được đối xử như nhau. Tất cả trường đại học nếu tự chủ đều phải có hội đồng trường. Không có hội đồng trường sẽ không tự chủ được" - ông Lung bày tỏ.
Nhiều bất cập
PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng nên bỏ điều 13 khỏi dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học 2025 - Ảnh: M.G
Cần coi tự chủ đại học là giải pháp đột phá để phát triểnMô hình nào cho đại học Việt Nam? - Tự chủ đại học: cần căn cơ và trách nhiệm
PGS.TS Lê Tuấn Lộc, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng bỏ hội đồng trường trường thành viên dẫn đến những rủi ro, chậm trễ trong các quyết định, phình to bộ máy ở hội đồng đại học.
Là người từng tham gia xây dựng Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng trong dự thảo hiện tại vai trò của hội đồng trường dường như bị giảm đi rất nhiều. Riêng với các trường thành viên đại học quốc gia, đại học vùng vốn là những trường có năng lực phải được tự chủ như các trường độc lập bên ngoài hoặc phải tự chủ cao hơn, xứng đáng năng lực tự chủ của họ.
"Vì sao giảm vai trò và vị trí của trường thành viên như thế này?" - bà Phụng nêu quan điểm.
Gỡ thể chế mở đường cho tự chủ đại học
Ngày 5-11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo giáo dục với chủ đề "Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học".
Nhằm mang lại tiện ích khi giao dịch cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức ra mắt dịch vụ cung cấp Tài khoản số đẹp dành cho tất cả các đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu.
TPO - Ngày 10/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa bắt giữ Nguyễn Huy Tùng (29 tuổi), trú tại số nhà 91, đại lộ Lê Lợi, phường Hạc Thành, tỉnh Thanh Hóa.
TPO - Auckland City vừa gây tiếng vang tại FIFA Club World Cup 2025. Đội bóng này nhận được khoản thưởng 4,5 triệu USD khi trở về. Nhưng họ lại đang đối diện với rắc rối liên quan tới khoản thưởng này.
TPO - Thành phố Hà Nội vừa quyết định đầu tư hơn 30 tỷ đồng để bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông.
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.